• Lớp 4
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
5 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem
2 đáp án
5 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem

Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tân tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá, tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm. Chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng vẫn y như thế từ trăm năm. Ai ngờ trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không còn một chiếc lá nào của năm ngoái sót lại trên cây. 1. Ghi lại các từ láy trong văn bản trên: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………… 2. Gạch chân các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong đoạn văn trên. Nêu ngắn gọn tác dụng của hai biện pháp đó. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………

1 đáp án
14 lượt xem

Đọc thầm câu chuyện sau: CÂY ĐỀ Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. Cây đề như vẫy gọi người xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn chiếc lá hình tim. Lá đề không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến. Mùa xuân, khi đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím. Phải nắng lên chói chang, lá đề mới xanh óng nuột nà. Cho đến khi đông sang, lá mới ngả màu nâu thẫm trước khi rơi về gốc mẹ lạnh lùng. Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét. Cho đến khi mưa xuân phủ tấm màn voan mỏng lên cây, lá đề ướt đẫm nước mắt trời không ai biết. Cây đề thường cổ thụ. Gốc cây đề vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng, bất chấp mọi ganh đua, chẳng màng đến niềm vui thông tục. Trong tâm khảm người Việt Nam, cây đề không phải là kỉ niệm mà là niềm sùng kính. Đó cũng là cây mà Đức Phật Thích Ca đã ngồi thiền, đã giác ngộ, đã thành Đức Phật Tổ từ trên hai nghìn năm trăm năm nay. Vì thế, nó được chăm chút trong mỗi làng quê từ đời này sang đời khác, vững chắc, trường tồn. Trên đất Thăng Long thời hiện đại, có biết bao nơi còn lưu giữ bóng đề, một thứ cây cổ tích, trầm tư suy ngẫm, một thứ cây reo reo rung động lòng người bằng muôn vàn trái tim đồng cảm trong gió mơn man. Đó cũng là chút hồn non nước lắng sâu trong mỗi chúng ta chăng? Theo Băng Sơn 1.Đoạn 1 và đoạn 2 tập trung miêu tả bộ phận nào của cây đề? Gốc cây Thân cây Lá cây 2.Màu sắc của lá đề được miêu tả qua những từ ngữ nào ở đoạn 2? Đỏ au hơi ánh tím, xanh óng, xanh um. Đỏ au hơi ánh tím, xanh óng, nâu thẫm. Đỏ au hơi ánh tím, xanh um, nâu thẫm. 3.Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những điểm nổi bật về nghệ thuật miêu tả của tác giả? Dùng từ ngữ chọn lọc; sử dụng biện pháp so sánh sinh động. Dùng từ ngữ chọn lọc; sử dụng biện pháp nhân hoá sinh động. Dùng từ ngữ chọn lọc; sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá sinh động. 4.Nội dung chính của bài văn là gì? Hiện nay, ở Hà Nội còn lưu giữ rất nhiều cây đề vì chúng là loài cây rất đẹp. Cây đề hiện lên vừa cổ kính, vừa đáng yêu. Miêu tả cây đề với vẻ đẹp cổ kính, vững chắc, trường tồn.

2 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem

Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 1. Câu “Ông điên cuồng đào bới.” thuộc kiểu câu kể: A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Ai - ở đâu 2. Vị ngữ của câu “Ông điên cuồng đào bới.” là: A. Ông B. Điên cuồng C. Điên cuồng đào bới D. Đào bới 3. Từ láy trong câu: “Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất.” thuộc kiểu láy nào dưới đây? A. Láy vần B. Láy âm C. Láy âm và vần D. Láy tiếng 4. Từ “trận” trong câu: “Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ.” thuộc loại danh từ nào dưới đây? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ khái niệm C. Danh từ chỉ vật D. Danh từ chỉ hiện tượng 5. Dấu hai chấm trong câu: “Họ khuyên ông nên tránh ra xa nhưng ông nói: - Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi con.” có tác dụng gì? A.Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là suy nghĩ của một nhân vật B. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước C. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là một chuỗi liệt kê D. báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật Bài 2: Gạch chân dưới CN, VN trong các câu sau - Chúng tôi nháy nhau toan phi trâu chạy trốn nhưng không kịp nữa rồi. - Thầy Thành vẫy tay gọi chúng tôi lại. - Giờ ra chơi, học sinh ùa ra như một đàn chim xổ lồng. - Trên quốc lộ, các cô chú công nhân đang sửa đường. Ngoài vườn , mấy chị hồng nhung đang đua nhau khoe sắc. Giúp e với

2 đáp án
7 lượt xem

BỐ SẼ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng. Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu một vài em từ những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào những nơi nguy hiểm vì những bức tường có thể sập xuống bất cứ lúc nào và luôn miệng hỏi mọi người: - Có thấy Paul, con trai của tôi đâu không? Mọi người đều nghĩ rằng ông phát cuồng vì mất con và làm cản trở công việc của những người cứu hộ. Họ khuyên ông nên tránh ra xa nhưng ông nói: - Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi con. Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng họ đã cứu hết những người còn sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì người đàn ông nọ vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất: - Bố ơi, chúng con ở đây. Ông điên cuồng đào bới. Mọi người xung quanh thấy thế vội chạy đến hỗ trợ. Như một phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là một khoảng trống, trong đó, khoảng hơn một chục đứa trẻ ngước mắt lên hi vọng, chờ đợi. Người cha lần lượt kéo từng đứa trẻ lên và Paul là người lên sau cùng. Khi đã ở trong vòng tay cha, cậu bé nói trong nước mắt: - Con biết bố không bao giờ bỏ con mà! Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu! Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 4, 5, 6, 7, 8 và trả lời các câu hỏi còn lại 1. Chuyện gì đã xảy ra với ngôi trường trong câu chuyện ? A. Một trận động đất đã xảy ra B. Một vài học sinh đã bị mất tích C. Một trận lũ lụt đã xảy ra D. Các đáp án trên đều sai 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng. Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu một vài em từ những lớp học ít bị đổ nát, một người phụ nữ cứ xông vào những nơi nguy hiểm. 3. Động lực nào khiến bố của Paul xông vào nơi nguy hiểm để tìm con? 4.Chi tiết “Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng họ đã cứu hết những người sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì người đàn ông nọ vẫn kiên nhẫn tìm kiếm.” cho thấy điều gì? A.Người bố yêu con tha thiết và ông luôn cố gắng tìm con mình cho dù đứa con không còn nữa. B. Bố của Paul là một người ngoan cố, ông luôn cố gắng làm những điều không bao giờ có thể thực hiện được. C. Bố của Paul là một người có sức khỏe phi thường, ông có thể làm những điều mà người khác không thực hiện được D. Người bố không bao giờ từ bỏ hi vọng sẽ tìm thấy con trong đống đổ nát và nhất định sẽ không bỏ cuộc chừng nào chưa tìm thấy con. 5. Vì sao ông bố lại điên cuồng đào bới ? A. Vì mọi người khuyên ông nên cố gắng hơn nữa B. Vì bố nhìn thấy một bàn tay nhỏ bé chới với phía đống gạch đổ nát. C. Vì ông nghe thấy tiếng gọi xa xăm dưới lòng đất D. Vì ông quá đau khổ khi không tìm thấy con 6. Người cha đã thấy gì trong đống gạch đổ nát? A. Thấy những đứa trẻ đang nằm thoi thóp vì mệt và sợ hãi B. Những đứa trẻ đang khóc lóc vì lo lắng và sợ hãi C. Khoảng hơn một chục đứa trẻ ngước mắt lên hi vọng, chờ đợi. D. Một khoảng trống, không có ai trong đó cả 7. Vì sao Paul lại nhường các bạn lên trước? A. Vì cậu nghĩ rằng các bạn nhỏ bé hơn mình. B. Vì Paul là một cậu bé dũng cảm, luôn có niềm tin mãnh liệt vào lời hứa của bố. C. Vì Paul là một cậu bé thông minh và dũng cảm. D. Vì Paul chờ được bố bế lên, em luôn có niềm tin mãnh liệt vào lời hứa của bố. 8. Thành ngữ nào dưới đây phù hợp để miêu tả hành động cố gắng tìm kiếm con của ông bố? A. Mua việc vào người B. Còn nước còn tát C. Còn không biết, hết chẳng hay D. Cả A, B, C đều đúng. 9. Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì? GIÚP EM NHÁ

2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem