• Lớp 11
  • Sinh Học
  • Mới nhất
2 đáp án
21 lượt xem

Phát triển ở thực vật có hoa Câu 1: Các cây ngày ngắn là: A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía. B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương. C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương. D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường. Câu 2: Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa? A. Lá thứ 14. B. Lá thứ 15. C. Lá thứ 12. D. Lá thứ 13. Câu 18: Phitôcrôm Pđx có tác dụng: A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở. B. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở. C. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng. D. Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở. Câu 3: Cây dài ngày là: A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ. B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ. C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ. D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ. Câu 4: Các cây trung tính là cây: A. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương. B. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường. C. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương. D. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía. Câu 5: Quang chu kì là: A. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm. B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày. C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày. D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa. Câu 6: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở: A. Chồi nách. B. Lá. C. Đỉnh thân. D. Rễ. Câu 7: Phitôcrôm là: A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm. B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm. C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các lá cần ánh sáng để quang hợp. D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm. Câu 8: Cây ngày ngắn là cây: A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ. B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ. C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ. Câu 9: Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào? A. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng. B. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng. C. Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng. D. Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng. Câu 10: Tuổi của cây một năm được tính theo: A. Số lóng. B. Số lá. C. Số chồi nách. D. Số cành. Câu 11: Phitôcrôm có những dạng nào? A. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 660mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 730mm. B. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 730mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 660mm. C. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 630mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 760mm. D. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 560mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 630mm.

2 đáp án
137 lượt xem

PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA Câu 1: Nhân tố không điều tiết sự ra hoa là A. Tuổi của cây. B. Hàm lượng O2. C. Xuân hoá. D. Chu kỳ quang. Câu 2: Xuân hoá là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào: A. Nhiệt độ. B. Tuổi cây. C. Chu kỳ quang. D. Độ dài ngày. Câu 3: Chu kỳ quang là sự ra hoa phụ thuộc vào: A. Tuổi của cây. B. Độ dài ngày. C. Độ dài đêm. D. Độ dài ngày và đêm. Câu 4: Thời gian sáng trong quang chu kỳ có vai trò: A. Tăng số lượng, kích thước hoa. B. Kích thích ra hoa. C. Cảm ứng ra hoa. D. Tăng chất lượng hoa. Câu 5: Thời gian tối trong quang chu kỳ có vai trò: A. Cảm ứng ra hoa. B. Kích thích ra hoa. C. Tăng số lượng hoa. D. Tăng chất lượng hoa. Câu 6: Điều không đúng về ý nghĩa của hiểu biết về quang chu kỳ trong sản xuất nông nghiệp là ứng dụng: A. Kích thích hoa và quả có kích thước lớn B. Khi nhập nội. C. Lai giống. D. Bố trí thời vụ. Câu 7: Yếu tố bên ngoài tác động lên hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật là: A. Nước. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Phân bón. Câu 8: Yếu tố bên ngoài có tác dụng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cho cấu trúc tế bào và các quá trình sinh lý diễn ra trong cây là A. Phân bón. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ. D. Nước. Câu 9: Yếu tố có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi lá A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Nước. D. Phân bón. Câu 10: Yếu tố nào sau đây không thuận lợi cho sự hình thành nhiều hoa cái trên cây? A. Ngày ngắn, ánh sáng xanh. B. Hàm lượng CO2 và độ ẩm cao. C. Nhiệt độ thấp. D. Bón nhiều kali cho cây. Câu 11: Hai loài cây nào sau đây thuộc nhóm cây ngày ngắn? A. Cà chua và hướng dương. B. Củ cải đường, dâu tây. C. Đậu tương, thược dược. D. Cà phê và ngô. Câu 12: Cây nào sau đây ra hoa vào mùa hè? A. Cà rốt. B. Cà tím. C. Cà chua. D. Cà phê. Câu 13: Loài cây sau đây ra hoa vào mùa đông là? A. Đậu tương. B. Thanh long. C. Củ cải đường. D. Rau diếp. Câu 14: Giống nhau giữa hai loài cây lạc (đậu phụng) và cà chua là: A. Chỉ ra hoa vào mùa hè. B. Chỉ ra hoa vào mùa đông. C. Ra hoa cả ngày dài và ngày ngắn. D. Điều thuộc nhóm cây ngày dài. Câu 15: Loại chất nào sau đây của cây có liên quan đến sự ra hoa? A. Phenol. B. Xitocrom. C. Axit abxixic. D. Phitocrom.

2 đáp án
87 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem

1 Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai? A: Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được. B: Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện. C: Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. D: Cơ sở của tập tính là các phản xạ. 2 Khi nói về cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Điều hòa sinh sản chủ yếu là điều hòa sinh tinh và sinh trứng. (II). Hệ nội tiết đóng vai trò chủ yếu trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng. (III). Thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. (IV). Các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra đi qua đường máu đến cơ quan sinh sản . A: 3. B: 1. C: 4. D: 2. 3 Khi nói về hoocmôn ức chế sinh trưởng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Êtilen và axit abxixic (AAB) thuộc nhóm hoocmôn ức chế sinh trưởng. (II). Êtilen có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá. (III). AAB liên quan đến sự chín và ngủ của hạt, sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con. (IV). AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt. A: 2. B: 4. C: 1. D: 3. 4 Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi. Đây là ví dụ về loại tập tính nào? A: Tập tính sinh sản. B: Tập tính kiếm ăn. C: Tập tính bảo vệ lãnh thổ. D: Tập tính di cư. 5 Ở phụ nữ, thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng, không có kinh nguyệt vì A: thể vàng tiết ra hoocmôn progestêrôn và ơstrogen ức chế sự tiết ra FSH và LH của vùng dưới đồi. B: thể vàng và nhau thai tiết ra nhiều hoocmôn progestêrôn và ơstrôgen gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên. C: thể vàng luôn tồn tại tiết ra hoocmôn progesteron, ơstrogen kích thích sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. D: nhau thai tiết ra HCG có tác dụng ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. 6 Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp A: trinh sinh. B: lai kinh tế. C: gây đột biến. D: nhân bản vô tính. 7 Khi nói về hoocmôn sinh trưởng ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Do tuyến yên tiết ra. (II). Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. (III). Kích thích phát triển xương. (IV). Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. A: 4. B: 3. C: 1. D: 2. 8 Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự phối hợp của những cơ chế nào sau đây? A: trực phân, giảm phân và nguyên phân. B: trực phân, nguyên phân và thụ tinh. C: phân bào nguyên nhiễm và thụ tinh. D: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 9 Biện pháp để giảm nạo phá thai ở tuổi vị thành niên là A: để học sinh tự tìm hiểu về giới tính và sinh sản. B: giáo dục giới tính cho con trước khi con lập gia đình. C: chú trọng giáo dục giới tính cho học sinh từ trước tuổi dậy thì. D: tránh đề cập đến vấn đề giới tính và sinh sản trong trường học. 10 Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng đường đi của xung thần kinh trong một cung phản xạ? A: Trung ương thần kinh → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến. B: Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Trung ương thần kinh → Cơ, tuyến. C: Cơ, tuyến → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Trung ương thần kinh. D: Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến → Trung ương thần kinh. 11 Loại hoocmôn nào sau đây phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm? A: Juvenin. B: Tirôxin. C: Testostêrôn. D: Ơstrôgen. 12 Động vật có hệ thần kinh lưới tiếp nhận kích thích và dẫn truyền xung thần kinh theo sơ đồ nào sau đây? A: Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh. B: Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác. C: Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ. D: Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ. 13 Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản …(I)… sự hợp nhất của giao tử cái và …(II)…, con cái …(III)… và giống …(IV)… Các cụm từ phù hợp với (I), (II), (III), (IV) lần lượt là A: có, giao tử đực, giống nhau, cây mẹ. B: không có, giao tử đực, khác nhau, cây mẹ. C: có, giao tử đực, khác nhau, cây mẹ. D: không có, giao tử đực, giống nhau, cây mẹ. 14 Trong Hình 29.1, số (IV) tương ứng với giai đoạn nào sau đây? A: Mất phân cực. B: Tái phân cực. C: Điện thế nghỉ. D: Đảo cực.

2 đáp án
94 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem