Xây dựng hệ thống luận điểm và luận cứ cho bài văn về hiện tượng " Người Việt Nam trong thời buổi đại dịch đã phát huy tốt truyền thống tương thân tương ái "

2 câu trả lời

* Nêu luận điểm : Chúng ta có thể tự hào nói rằng : Người Việt Nam trong đại dịch đã phát huy tốt  truyền thống tương thân tương ái.

* Hệ thống luận cứ :

- LC1 : Biểu hiện

   + Con người trong xã hội sẵn sàng chia sẻ , giúp đỡ, hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn.   

   + Khi xã hội phải giãn cách , nhiều người không có thu nhập vì mất việc làm..thì đã có những sáng kiến của những nhà hảo tâm giúp đỡ họ : cây ATM gạo , siêu thị 0 đồng..   

   + Đối với những khu phong tỏa , cách ly, từ nhà nước cho đến nhân dân đều phối hợp đảm bảo cung cấp nhu cầu thiết yếu của người dân   

    + Trong bệnh viện có những tình nguyện viên sẵn sàng làm những công việc hậu cần chăm sóc hỗ trợ người bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế 

     + Đặc biệt, Nhà nước chúng ta trong 1 thời gian ngắn đã chi 1 số tiền rất lớn giúp người dân đối phó với dịch bệnh : tiêm vacxin , điều trị miễn phí cho các ca F0,... nhiều công ty , tập đoàn , tổ chức, cá nhân sẵn sàng tài trợ cho quỹ vacxin...

-LC2 : Ý nghĩa :

   + Người dân tự hào vì dân tộc mình có những truyền thống tốt đẹp

   + Củng cố , khơi gợi được niềm tin vào con người, cộng đồng

   + Tạo sức mạnh giúp , động viên chúng ta vượt qua đại dịch

- LC3 : Liên hệ mở rộng ( Phản đề)

   + Lại có những kẻ lợi dụng đại dịch kinh doanh bất chính vô nhân đạo : đẩy giá khẩu trang , bán thuốc giả , đẩy giá khai khống vật tư y tế ,...

 Truyền thống nhân nghĩa, tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc, đắp bồi qua nhiều thế hệ. Ở giai đoạn lịch sử nào cũng có những biểu hiện cụ thể, thắm thiết tình dân tộc, nghĩa đồng bào.

Có thể thấy vài năm gần đây, đất nước ta đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, từ hạn mặn, rồi lũ chồng lũ, bão chồng bão và mới nhất là hơn 1 năm nay, dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Nhưng càng khó khăn gian khổ thì tình thương yêu đồng bào, đồng chí, trách nhiệm với cộng đồng vẫn luôn thường trực trong tình cảm xã hội, trong dòng máu con người Việt Nam.

Khi việc huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được triển khai kịp thời, thiết thực, hiệu quả, có tầm bao quát, công khai, minh bạch, thì tinh thần tương thân tương ái ấy sẽ càng sôi nổi, lan tỏa.

Tinh thần ấy giữa “cơn bão đại dịch” được thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết qua chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào ta đang sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài trở về Tổ quốc. Trong khi nhiều nước đối phó với đại dịch bằng cách đóng cửa thì đất nước giang rộng vòng tay đón chào những người con xa xứ giữa lúc đang phải căng mình chống chọi với dịch bệnh.

Trên dưới đồng lòng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ cùng các địa phương đã và đang làm hết sức mình vì sức khỏe và tính mạng của người dân và sự ổn định trật tự xã hội.

Phát huy chân lý “Nước lấy dân làm gốc”, nhân dân đã đồng lòng cùng Chính phủ, chia sẻ gánh nặng, thực hiện các yêu cầu cơ bản góp sức chung tay ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Đó chính là cái gốc để ổn định xã hội và phát triển đất nước, là đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển, đưa nước ta hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Có thể thấy truyền thống tốt đẹp ấy chỉ cần có điều kiện khơi dậy là tinh thần nhân văn đó lại bùng lên như ngọn lửa ấm áp, quy tụ lòng người và tạo nên sức mạnh dân tộc Việt.

                      cho miình 5*và câu trả lời hay nhất nhaaa!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm