Xã hội VN sau chiến tranh thế giới thứu nhất đã phân hóa như thế nào ?

2 câu trả lời

@Bảo

- Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân, bộ phận nhỏ yêu nước.

- Tầng lớp tư sản:

     + Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp.

     + Tư sản dân tộc ít người có tinh thần dân tộc.

- Tầng lớp tiểu tư sản: Bị Pháp chèn ép, bạc đãi, có tinh thần hăng hái cách mạng.

- Giai cấp nông dân: Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

- Giai cấp công nhân: là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.

Mình xin hay nhất ạ ><

1. Giai cấp địa chủ phong kiến:

- Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.

- Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

2. Tầng lớp tư sản: ngày càng đông nhưng phải đến mấy năm sau chiến tranh giai cấp tư sản mới ra đời. Phân hóa thành hai bộ phận:

- Tư sản mại bản: làm tay sai cho Pháp.

- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.

3. Tầng lớp tiểu tư sản: 

- Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

- Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

- Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

4. Giai cấp nông dân: 

- Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.

- Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

5. Giai cấp công nhân: 

- Phát triển nhanh về số lượng.

- Là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.




Câu hỏi trong lớp Xem thêm