2 câu trả lời
L.T.S: Hướng tới kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 - 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021), Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu đến bạn đọc truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Hà Tĩnh, quá trình thành lập, phát triển trong 190 năm qua và những thành tựu sau 30 năm tái lập tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có trên 1.800 di tích lịch sử - văn hóa đã được kiểm kê, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt là hệ thống di tích đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh (địa điểm Ngã ba Đồng Lộc và Sở Chỉ huy 559 tại xã Hương Đô - Hương Khê) và Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du; 86 di tích cấp quốc gia và 501 di tích được xếp hạng cấp tỉnh với đủ các loại hình: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và di tích danh thắng.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng, nhất là các di sản được UNESCO vinh danh như: dân ca ví - giặm Nghệ Tĩnh, di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại; ca trù Cổ Đạm, di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp; 2 di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Mộc bản trường học Phúc Giang và tập bản đồ Hoàng Hoa sứ trình đồ
Đặc biệt, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác văn học, “Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất”, đã trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tạo lan tỏa sâu rộng. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 340.584/374.517 gia đình văn hóa (đạt 90,9%); 1.869/1.977 thôn, tổ dân phố văn hóa (đạt 94,5%); 14 phường đạt chuẩn văn minh đô thị; 841/1.465 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Thể thao quần chúng được quan tâm phát triển sâu rộng, luôn nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc; thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư, các vận động viên Hà Tĩnh giành nhiều huy chương cấp quốc gia, khu vực và thế giới.
Đặc biệt, Câu lạc bộ Bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ở vị trí nằm trong nhóm 8 đội mạnh nhất giải V.League 2020; đội bóng chuyền nam Hà Tĩnh đạt thành tích xuất sắc tại Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia 2021... Đến nay, số người tập TDTT thường xuyên đạt 35,7%; số gia đình tập TDTT thường xuyên là 25,6%.
GD&ĐT đạt kết quả khá toàn diện. Tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, quy hoạch lại hệ thống trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng giáo dục (1). Cơ sở vật chất trường học được củng cố theo hướng chuẩn hóa (2). Công tác xã hội hóa, mở rộng các loại hình đào tạo đạt kết quả khá. Chất lượng giáo dục toàn diện cơ bản được giữ vững; đạt chuẩn phổ cập giáo dục các cấp học (3); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm đạt trên 97%, tỷ lệ học sinh vào đại học, cao đẳng trên 43% số học sinh tốt nghiệp; tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia nhiều năm liền thuộc tốp đầu cả nước; có 3 học sinh đạt huy chương quốc tế và khu vực (4).
Chất lượng giáo dục nghề nghiệp được nâng lên; thực hiện phân luồng học sinh, liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp đạt kết quả bước đầu(5), đào tạo nghề hằng năm bình quân gần 18 nghìn người. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động đặc thù, gắn với giải quyết việc làm; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53% lên 70%.
Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm thực hiện. Đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy y tế tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện phân cấp quản lý y tế cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII (6)...
Thời gian qua, cả hệ thống chính trị tiếp tục tập trung cao độ, quyết liệt trong công tác phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19 với cách làm chủ động, sâu sát, hạn chế tối đa dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng
Y tế dự phòng được chú trọng, kịp thời ngăn chặn các dịch bệnh. Năng lực chuyên môn, y đức của đội ngũ thầy thuốc có nhiều chuyển biến tích cực; tiếp cận được nhiều dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, dịch vụ tuyến Trung ương.
Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh được đẩy mạnh; người dân bước đầu được theo dõi quản lý sức khỏe qua hệ thống hồ sơ điện tử. 90% trạm y tế có bác sĩ; 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; đạt kế hoạch 26 giường bệnh/vạn dân, 10,5 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ người dân có thẻ BHYT tăng từ 71% lên 90%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 9%
Chúc bn học tốt!
Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới đã diễn ra những biến đổi to lớn, sâu sắc. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Các nước tư bản chủ nghĩa, do điều chỉnh, thích ứng và sử dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại nên đã vượt qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, cải tổ, cải cách và đổi mới đã trở thành xu thế khách quan ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bên cạnh thuận lợi và những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn đầu xây dựng đất nước, chúng ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nóng vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, việc bố trí sai cơ cấu kinh tế, cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ, làm cho tình hình kinh tế-xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Nước ta lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc gây ra,…
Để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải đổi mới mạnh mẽ, cơ bản cách nghĩ, cách làm. Cuối những năm 70, ở một số địa phương bước đầu có những tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới, đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Qua những thành công bước đầu đạt được trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm đó, Đảng và nhân dân ta càng nhận thấy sự cần thiết đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả hơn.
Đại hội VI (1986) của Đảng đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo và phong cách của Đảng; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Đại hội VI khẳng định đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Đại hội VI đã đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.
Đại hội rút ra bốn bài học kinh nghiệm lớn trong toàn bộ hoạt động của mình: (1) Đảng phải quán triệt tư tưởng dân là gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; (2) Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; (3) Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới; (4) Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hình thành hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Qua 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành được một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, làm cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước để đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh, bền vững đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,” góp phần bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.