Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) nêu cảm nhận về 2 câu thơ: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
2 câu trả lời
#phongnha5i
Trong mỗi bài văn, những người nghệ sĩ đều muốn mang đến cho người đọc những đứa con tinh thần hoàn hảo. Và một trong những cách tạo nên sự uyển chuyển mà vẫn nhấn mạnh được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là cách sử dụng quan hệ từ trong câu. Trong đó, hai câu thơ "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Trong hai câu thơ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ "Rắn nát", các quan hệ từ: "Mặc dầu", "mà"để nằm nhấn mạnh sự đối lập giữa vẻ bề ngoài của chiếc bánh trôi nước và chiếc nhân ẩn sâu bên teong vẻ ngoài đó. Tuy rằng vẻ bề ngoài có không đẹp, có nát hay rắn đi chăng nữa thì vẻ bề ngoài ấy cũng do chính người nhào nặn nó tạo nên.Qua công dụng nhấn mạnh ý nghĩa của hình ảnh bánh trôi nước ấy, tác giả muốn ngụ ý nhắc đến hình ảnh và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ta trong xã hội phong kiến xưa. Người phụ nữ không tự quyết định được số phận của họ. Số phận ấy chẳng khác nào như "Thân em như trái dừa trôi/ Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu", lênh đênh, vô định, mịt mù, không lối thoát. Đó cũng chính là sự đối lập giữa hoàn cảnh, định kiến xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son của người phụ nữ. Không chỉ dừng lại ở việc tạo nên sự đối lập ấy, qua việc sử dụng cặp từ quan hệ, tác giả đã nhấn mạnh việc quyết tâm gìn giữ tấm lòng son sắt của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Qua đó, Hồ Xuân Hương muốn đề cao, bênh vực người phụ nữ cũng như nói lên tiếng lòng đồng cảm, thương xót cho kiếp người xưa, ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất ẩn sâu trong tâm hồn họ.
cho mình ctlhn nha bn
Bài Bảnh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương là một bài thơ nổi tiếng của bà. Bài thơ tả thực cái bánh trối mà hàm ý nghĩa ẩn dụ nói về người phụ nữ:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tẩm lòng son
Nghĩa tả thực của hình ảnh khá rõ: Bánh dù rắn dù nát do tay người nặn nhưng nhân bánh vẫn hồng sắc đỏ. vấn đề là ý nghĩa ẩn dụ của nó, “Rắn nát” là số phận hẩm hiu, cuộc đời thua kém, không may bất hạnh của người phụ nữ. “Tay kẻ nặn” là xã hội xưa kia – xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền độc đoán, dạo đức cứng nhắc, giả dối, gieo đau khổ cho người phụ nữ. Nhưng “em vẫn giữ tấm lòng” nghĩa là vẫn kiên trinh ngay thẳng, trong trắng, giữ vững phẩm giá của minh. Hai câu thơ vừa là lời oán trách xã hội bất công vừa là lời khẳng định phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ. Nhiều truyện cổ của ta đã đề cao phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đen tối chà đạp lên quyền sông của họ.
Trong hai câu thơ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ "Rắn nát", các quan hệ từ: "Mặc dầu", "mà"để nằm nhấn mạnh sự đối lập giữa vẻ bề ngoài của chiếc bánh trôi nước và chiếc nhân ẩn sâu bên teong vẻ ngoài đó. Tuy rằng vẻ bề ngoài có không đẹp, có nát hay rắn đi chăng nữa thì vẻ bề ngoài ấy cũng do chính người nhào nặn nó tạo nên. Và hơn hết, hình thức ấy đâu có thể so sánh bằng chiếc nhân ngọt ngào bên trong nó. Qua công dụng nhấn mạnh ý nghĩa của hình ảnh bánh trôi nước ấy, tác giả muốn ngụ ý nhắc đến hình ảnh và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ta trong xã hội phong kiến xưa. Người phụ nữ không tự quyết định được số phận của họ. Số phận ấy chẳng khác nào như "Thân em như trái dừa trôi/ Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu", lênh đênh, vô định, mịt mù, không lối thoát. Đó cũng chính là sự đối lập giữa hoàn cảnh, định kiến xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son của người phụ nữ. Không chỉ dừng lại ở việc tạo nên sự đối lập ấy, qua việc sử dụng cặp từ quan hệ, tác giả đã nhấn mạnh việc quyết tâm gìn giữ tấm lòng son sắt của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Qua đó, Hồ Xuân Hương muốn đề cao, bênh vực người phụ nữ cũng như nói lên tiếng lòng đồng cảm, thương xót cho kiếp người xưa, ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất ẩn sâu trong tâm hồn họ.
Chỉ với hai dòng thơ của bà bà chúa thơ Nôm, nhưng qua việc sử dụng các quan hệ từ, người đọc chúng ta thấm nhuần biết bao nhiêu những triết lí nhân sinh và cảm xúc được gửi gắm qua những câu từ đó.Quả là tuyệt tác!