viết mở bài theo các cách có thể và lập dàn ý phần thân bài cho đề bài sau Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay vẫn sống theo đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây hoặc uống nước nhớ nguồn

2 câu trả lời

 Mở bài:Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI - với sự phát triển của khoa học công nghệ đã kéo theo nhiều giá trị cuộc sống thay đổi. Nhưng nhân dân Việt Nam vẫn giữ gìn được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là cách sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Thân bài:

Đầu tiên, đây là hai câu tục ngữ trong kho tàng tục ngữ của dân tộc. Với những hình ảnh về “người ăn quả” - “kẻ trồng cây” và “uống nước”, “nhớ nguồn”, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng khi được hưởng thành quả, cần biết ơn những người đã cho ta thành quả đó.

Có thể khẳng định, sống có lòng biết ơn thì con người mới có được những giá trị tốt đẹp khác. Từ xa xưa, ông cha ta đã luôn giữ gìn tấm lòng biết ơn dành của mình qua tục thờ cúng tổ tiên, các bậc anh hùng có công với đất nước. Đến hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…

Đôi khi, lòng biết ơn lại đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là lời giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, lời cảm ơn dành cho người đã giúp đỡ mình, hay sự trung thực trong thi cử… Dù nhỏ bé nhưng lại thể hiện được thái độ trân trọng với những người có ơn với chúng ta.

Khi học cách biết ơn, có nghĩa là bạn sẽ biết trân trọng mọi thứ trong cuộc sống. Nhờ vậy mà bản thân sẽ cố gắng hơn, để đạt được những thành quả tốt đẹp mà bản thân mình đã từng khao khát có được. Thái độ biết ơn, trân trọng cũng sẽ khiến cho mọi người xung quanh có cái nhìn thiện cảm, thêm yêu thương bạn hơn. Chính vì vậy, cần lên án và tránh xa những hành vi vô ơn, bội bạc.

đây là bài mẫu của mình bạn có thể tham khảo nhé,nhớ vote ctlhn và 5 sao giúp mình với ạ

       Mở bài trực tiếp:

Trong xã hội từ xưa tới nay và tới tận bay giờ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" rất được chú trong để giáo dục con cái và thế hệ sau.

       Mở bài gián tiếp:

Một trong những thước đo giá trị đạo đức, thể hiện sự văn minh, lịch sự,phẩm chất của con người đó chính là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã dành cho mình. Đó cũng là một đạo lý thiết thực trong đời sống bao đời nay. Chính vì vậy có thể nói , nhân dân ta luôn sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

       Dàn ý thân bài:

a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- "Uống nước" ở đây nghĩa là gì?

+ Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống.

+ Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại.

- "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa:

+ Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.

+ Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng.

=> Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát".

b) Chứng minh: Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn?

Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện:

- Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)

- Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)

- Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)

c) Mở rộng vấn đề

- Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.

- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.

d) Bài học:
- Biết tự hào trước truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc
- Biết ơn những đóng góp, hi sinh của thế hệ đi trước để chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày nay.
- Có ý thức học tập, rèn luyện và đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước.

    Mở bài trực tiếp

Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của con người Việt Nam. Vì vậy mà ông cha ta muốn truyền lại lối sống ấy cho thế hệ tương lai qua câu tục ngữ:"ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

    Mở bài gián tiếp

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

    Dàn ý thân bài

1. Giải thích “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

+ Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.

+ Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó.

-> Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

2. Chứng minh

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Con người chúng ta được sống trong cuộc sống độc lập như ngày hôm nay cũng là nhờ biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để đổi lấy cho ta cuộc đời tự do , độc lập

- Chúng ta được đi học , được cắp sách đến trường, được ăn no mặc ấm , tất cả những điều đó đều được đánh đổi bằng công sức lao động của cha mẹ chúng ta mà ra

- Không có một điều tốt đẹp nào tự dưng mà đến , mọi thứ mà chúng ta có ngày hôm nay đều là được thừa hưởng lại từ mồ hôi , công sức của những người đi trước

- Chưa kể, trong cuộc sống này ta còn gặp rất nhiều người và được họ giúp đỡ trong những lúc khó khăn , hoạn nạn.

- Tất cả những điều đáng quý ấy ta đều phải biết ơn và ghi nhớ công ơn của những người đã hi sinh và giúp đỡ cho mình.

3. Mở rộng 

-Trong cuộc sống có những người chỉ sống hưởng thụ, thờ ơ lãng quên sống vô ơn, vô nghĩa. Nhiều bạn học sinh không biết lắng nghe lời cha mẹ, thầy cô đôi khi còn tỏ thái độ không lễ phép với người lớn. Cần phải nghiêm khắc phê phán thanh đổi.

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay

+ Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

+ Nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người có ích.

+ Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

+ Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm