việt đoan van trong khai luận điểm :ca dao than thân diễn ta xúc động số phận khổ đau của người lao động

2 câu trả lời

bài làm : 

Ca dao là tiếng lòng thổn thức, là hơi thở của người dân Việt Nam. Những làn điệu ca dao, dân ca đã hóa thân thành những lời tự tình dân tộc. Ca dao có các đề tài chủ yếu: Đề tài về tình cảm gia đình, tình bạn, tình người, tình cảm gắn bó với công việc làm ăn và những nhân vật thân thuộc, tình yêu quê hương, đất nước. Đề tài than thân, phản kháng trong ca dao có nhiều câu, bài viết về thân phận người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ, làm rung động, xao xuyến con tim của biết bao độc giả yêu thích văn học dân gian.

Trước tiên, chúng ta hãy lắng nghe lời than thở não nề của một người dân nghèo:

Khổ như tui dây mới ra thậm khổ

Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi, 

Xuống sông gánh nước gặp chỗ cát bồi, khe khô! 

Lời than cất lên từ một việc không may mắn vừa gặp phải kết hợp với những nỗi gian nan, khổ ải mà trước đây người dân ấy luôn gánh chịu trở thành một bài ca tổng kết nỗi khổ thấu tận mây xanh. Phép đối ngữ tương hỗ: Lên non đốn củi >< xuống sông gánh nước, đụng chỗ đốn rồi >< gặp chỗ cát bồi khe khô, đã làm bật lên ý nghĩa khái quát là “đi đâu củng gặp rủi do, “phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo”.

nếu hay cho mik 5* và hay nhất nha.

mik cảm ơn 

Ca dao là tiếng lòng thổn thức, là hơi thở của người dân Việt Nam. Những làn điệu ca dao, dân ca đã hóa thân thành những lời tự tình dân tộc. Ca dao có các đề tài chủ yếu: Đề tài về tình cảm gia đình, tình bạn, tình người, tình cảm gắn bó với công việc làm ăn và những nhân vật thân thuộc, tình yêu quê hương, đất nước. Đề tài than thân, phản kháng trong ca dao có nhiều câu, bài viết về thân phận người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ, làm rung động, xao xuyến con tim của biết bao độc giả yêu thích văn học dân gian.

Trước tiên, chúng ta hãy lắng nghe lời than thở não nề của một người dân nghèo:

Khổ như tui dây mới ra thậm khổ 

Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi, 

Xuống sông gánh nước gặp chỗ cát bồi, khe khô! 

Lời than cất lên từ một việc không may mắn vừa gặp phải kết hợp với những nỗi gian nan, khổ ải mà trước đây người dân ấy luôn gánh chịu trở thành một bài ca tổng kết nỗi khổ thấu tận mây xanh. Phép đối ngữ tương hỗ: Lên non đốn củi >< xuống sông gánh nước, đụng chỗ đốn rồi >< gặp chỗ cát bồi khe khô, đã làm bật lên ý nghĩa khái quát là “đi đâu củng gặp rủi do, “phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo”. Phải chăng cái khổ luôn đeo đẳng người nghèo như một “quy luật” về số phận con người bé nhỏ?

Còn đây là lời than của một người đi làm thuê kiếm sống:

Cơm cha áo mẹ đã từng 

Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người 

Cơm người khổ lắm mẹ ơi! 

Chả như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn. 

Đó là nỗi tủi thân, tủi phận của kẻ phải ăn “cơm người” dù miếng cơm ấy được đánh đổi bằng chính sức lao động của mình. Khác với nỗi thống khổ của người dân nghèo kể trên, kẻ đi “kiếm lưng cơm người” gặp một nỗi đau lớn lao về tinh thần. Hơn nữa, ăn “cơm người” không chĩ nhục mà còn tủi hổ và hoàn toàn khác với ăn “cơm cha, cơm mẹ”. Vì sao vậy? Ăn “cơm cha, cơm mẹ” thì được ăn một cách tự nhiên, thoải mái, đến no căng bụng thì thôi, còn ăn “cơm người” thì đứng ăn vì phải tranh thủ thời gian tối đa, ăn xong là bắt tay vào việc liền, chẳng được phút giây nghỉ ngơi nào. Vả lại, ăn “cơm cha cơm mẹ” thì không phải đắn đo chi cả, còn ăn “cơm người” thì luôn sợ bị chửi mắng, sỉ nhục dù đã phải nai lưng làm việc cực nhọc như trâu ngựa. Nghệ thuật điệp và điệp liên hoàn kết hợp liệt kê làm bật lên nỗi tủi nhục đầu đời của một đứa con chưa trưởng thành, làm xúc động, day dứt lòng người... Phải chăng vì nghèo mà phải cam chịu nhục nhã ngay cả trong miếng ăn?

Còn đây là nỗi khổ của một chàng trai vì nghèo nàn mà phải chịu cảnh đơn côi:

Thân ai khổ như thân con rùa 

Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia 

Thân ai khổ như thân anh kia 

Ngày đi cuốc bãi tối về nằm suông. 

Hai câu đầu dùng lốì tỉ dụ làm nền để nói xa xôi, bóng gió về “thân anh kia” sống rất vất vả, cực nhọc trong kiếp làm người. “Thân anh kia” ôm trọn vẹn nỗi khổ về thể chất (ngày đi cuốc bãi) lẫn nỗi khổ về tình cảm (tối về nằm suông). Nằm suông là để chỉ sự không có gì, sự thiếu vắng, ở đây, câu ca dao nói rằng chàng trai chưa tìm được một nửa trái tim mình. Phải chăng qua mô tip “thân ai khổ như”, trong chiều sâu của lời thở than “thân anh kia” còn chất chứa nổi bất bình, phản kháng của tầng lớp dân nghèo bị đè nén, áp bức?

Sau đây, ta hãy lắng nghe tiếng lòng của những người khốn khổ:

Thương thay thân phận con tằm, 

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. 

Thương thay lũ kiến li ti, 

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. 

Thương thay hạc lánh đường mây, 

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. 

Thương thay con cuốc giữa trời, 

Dầu kêu ra máu có người nào nghe. 

Bài ca dao đã đưa ra hàng loạt hình ảnh ẩn dụ tu từ. Con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc để thông qua nỗi thống khổ của loài vật mà bày tỏ nỗi thống khổ mọi mặt, triền miên, dai dẳng của những người lao động nghèo trong xã hội xưa. Kết hợp với mô tip “thương thay”, nỗi thương thân của người lao động được di

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước