viết đoạn văn ngắn 7-10 câu nêu cảm nhận của em về thúy vân và thúy kiều sau khi học xong văn bản chị em thúy kiều

2 câu trả lời

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" còn đối với Thúy Kiều:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ" thua, nhường" thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ "ghen, hờn" nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công.

Trong trích đoạn "Chị em Thúy Kiều", hai nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Thật vậy, nếu như bốn câu thơ đầu khẳng định được vẻ đẹp mười phân vẹn mười của hai người thì những câu thơ sau, tác giả đã đi sâu vào chi tiết tả vẻ đẹp của hai chị em. Khi tả Vân, Thúy Kiều có những câu thơ "Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da". Có thể thấy rằng, nghệ thuật miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên đã sử dụng rất hiệu quả. Vân được so sánh với những hình tượng thiên nhiên đẹp như: trăng, ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết. Đây đều là những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, để miêu tả một người con gái đẹp, mang vẻ đẹp trang trọng. Khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng, nét lông mày sắc sảo, có nụ cười tươi như hoa, đoan trang, dịu dàng và tóc bồng bềnh hơn mây, da trắng hơn tuyết. Những hình ảnh thiên nhiên được sử dụng tài tình cho thấy sự lý tưởng hóa hình tượng của Vân trong thơ Nguyễn Du. Tuy nhiên, khi tả đến Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy và nhiều câu thơ hơn để tả Thúy Kiều. Khi tả Kiều, Nguyễn Du đã tả cả sắc và tài của nhân vật này "So bề tài sắc lại là phần hơn". Những câu thơ như "Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước, nghiêng thành/ Sắc đành họa một, tài đành họa hai". Ta có thể thấy Kiều là cô gái đẹp, có đôi mắt đẹp như làn nước hồ mùa thu, có lông mày như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều đến hoa và liễu còn phải "ghen", phải "hờn". Nếu như miêu tả Thúy Vân, tác giả sử dụng những từ "thua, nhường" thì những từ "ghen, hờn" khi miêu tả Kiều gợi ra một sự bấp bênh, sóng gió, hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều. Vẻ đẹp của cô khiến cho thiên nhiên còn phải hờn ghen, giận dữ, đó là vẻ đẹp "nghiêng nước, nghiêng thành". Hơn nữa, khi tả Kiều, tác giả chỉ tập trung miêu tả đôi mắt của Kiều, đây chính là nghệ thuật điểm nhãn, đặc tả đặc sắc của Nguyễn Du. Sau đó, khi nói về tài năng của Kiều, bạn đọc có thể cảm nhận được sự tài hoa của Kiều. Theo quan niệm phong kiến xưa, người phụ nữ không được thành thạo "cầm, kỳ, thi, họa" như nam nhi. Thế nhưng, Kiều lại là người như vậy và còn là cô gái có trí tuệ thông minh tuyệt đối. Đặc biệt nhất, có lẽ là tiếng đàn của Kiều đã tạo nên được khúc bạc mệnh vô cũng não nề, khiến cho ai nghe cũng vô cùng đa sầu đa cảm. Tất cả những vẻ đẹp của Kiều đều là dự báo cho số phận ba chìm bảy nổi của nhân vật sau này. Tóm lại, hai chị em Thúy Vân Thúy Kiều đều là những cô gái con nhà nề nếp, trong đó Kiều nổi bật với vẻ đẹp toàn diện cả sắc và tài và dự cảm cho 1 số phận bấp bênh, lưu lạc sau này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

1 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước