Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích khổ 1 của bài thơ Viếng Bác , trong đó có sử dụng 1 thành phần khởi ngữ (đánh dấu thành phần khởi ngữ đó)

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

(1) Khổ thơ mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã thể hiện niềm xúc động, thành kính của tác giả khi đứng trước lăng Người. (2) Câu thơ mở đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”  vang lên như một lời thông báo chất chứa nỗi xúc động của người con từ mảnh đất thành đồng miền Nam sau bao năm mong mỏi, nay mới có cơ hội ra thăm lăng Bác.(3)  Cách nhà thơ sử dụng đại từ xưng hô “con” – “Bác” rất gần gũi, ấm áp tình thương như thể đây là sự trở về của người con gặp lại người cha sau bao năm xa cách. (4) Bằng cách nói giảm nói tránh, dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng”, nhà thơ đã giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát. (5) Từ trong màn sương sớm, hình ảnh đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả là hình ảnh hàng tre – đây là hình ảnh mang nghĩa tả thực. (6) Thực tế, trước lăng Bác là màu xanh bát ngát của rặng tre đằng ngà ngày đêm ru giấc ngủ cho người. (7) Hình ảnh hàng tre ấy khiến tác giả xúc động bởi nó mang màu xanh bình yên, thân thuộc của quê hương làng cảnh Việt Nam. (8) Ở câu thơ thứ ba, hình ảnh “hàng tre xanh xanh Việt Nam” trở nên đặc biệt hơn, đây là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và sức sống trường tồn của cả dân tộc. (9) Nhà thơ như  không giấu nổi niềm xúc động, tự hào khi nhìn thấy hình ảnh hàng tre đang quần tụ về đây canh giấc ngủ cho người, từ “ôi” vang lên đầu câu thơ đã thể hiện trực tiếp nỗi xúc động mạnh của ông. (10) Lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc qua bao bão tố chiến tranh như lần lượt hiện về, thành ngữ “bão táp mưa sa” mà nhà thơ sử dụng ẩn dụ cho những khó khăn, thách thức trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà dân tộc ta đã cùng Bác trải qua. (11) Đối với nhà thơ, như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất, tư thế đứng thắng hàng đó chính là dáng đứng Việt Nam, dù cho bất cứ hoàn cảnh nào cũng không hề gục ngã.

- Khởi ngữ: Đối với nhà thơ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước