Viết đoạn văn có tình huống sử dụng câu tục ngữ “ đói cho sạch, rách cho thơm”

2 câu trả lời

Các tục ngữ " đói cho sạch , rách cho thơm" đã mang đến bài học có giá trị nhân văn sâu sắc cho mỗi người. Đó là đạo lí làm người của dân tộc ta, về lối sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn. Câu tục ngữ khuyên con người dù có rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn đến cùng cực thì cũng phải giữ cho tấm lòng mình được thanh sạch, không bị cám dỗ bởi cái xấu. Đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức.Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền thì câu tục ngữ chính là một lời răn dạy quan trọng của mọi người.

1. Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" được coi là kim chỉ nam cho phẩm chất đạo đức sống trong sạch, thanh cao của người VN. Nhờ sự ngắn gọn, xúc tích dễ nhớ, dễ đọc và dễ truyền miệng, câu tục ngữ đã truyền đạt được bài học của ông cha ta cho hậu thế. Đói và rách là ẩn dụ cho những hoàn cảnh khó khăn, bế tắc trong cuộc sống còn sạch và thơm là lối sống, cách đối nhân xử thế trong sạch, thanh cao, vượt qua những ham muốn tầm thường của mỗi người. Câu tục ngữ có nội dung khuyên mỗi người cần tu dưỡng đạo đức, giữ gìn phẩm chất thanh liêm., trong sạch, vẫn luôn thanh cao, lương thiện ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn cơ hàn nhất. Bằng cách gieo vần và luật bằng trắc, câu tục ngữ dễ nhớ dễ thuộc này đã đi vào lòng người và được truyền dạy cho đến tận bây giờ và đúng cho cả tương lai về lời khuyên hãy sống lương thiện, trong sạch dù hoàn cảnh có cơ hàn, bế tắc nhất.

2.Câu tục ngữ " đói cho sạch , rách cho thơm" đã mang đến bài học có giá trị nhân văn sâu sắc cho mỗi người. Đó là đạo lí làm người của dân tộc ta, về lối sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn. Câu tục ngữ khuyên con người dù có rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn đến cùng cực thì cũng phải giữ cho tấm lòng mình được thanh sạch, không bị cám dỗ bởi cái xấu. Đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức.Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền thì câu tục ngữ chính là một lời răn dạy quan trọng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm