Viết đoạn văn cảm nhận hai câu cuối bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh. Cấm chép mạng !!!!

2 câu trả lời

Cảm nhận hai câu cuối bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh.
       Hai câu cuối bài thơ “Nguyên tiêu” là những nét vẽ tài hoa uyên bác của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh dành cho Việt Bắc từ đó thể hiện tấm lòng của mình với ánh trăng tri kỉ và đất nước quê hương: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự / Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”. Bức tranh đêm Nguyên tiêu bắt đầu bằng không khí mờ ảo của khói sóng trên sông vào đêm rừng nơi chiến khu Việt Bắc – một không gian thần tiên tràn ngập ánh trăng sáng ngời; đồng thời cũng hiện lên không khí thời đại cách mạng: Bác và Trung ương Đảng, Chính phủ đang hội họp để luận bàn việc quân trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Như vậy, cảnh đẹp như mơ và huyền ảo như thơ được vẽ trong đêm Nguyên tiêu đâu phải của những tao nhân mặc khách đang du ngoạn thưởng trăng mà là nét vẽ của vị lãnh tụ trong những phút nghỉ ngơi hiếm hoi trên đường về sau cuộc luận bàn quan trọng - bàn để quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước. Câu thơ kết ngập tràn ánh trăng sáng ngời, lai láng và nhân vật trữ tình đắm mình trong ánh trăng cao vời vợi, trong sáng đó; thả tâm hồn lạc quan, ung dung, bình thản, tự tin vào ý Đảng, lòng dân, tin vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc, tin nước nhà sẽ được độc lập tự do. Bác viết về trăng – người bạn tri âm tri kỷ, biểu tượng cho khát vọng hòa bình và cũng là biểu tượng cho tâm hồn thanh cao, trong sáng của Bác vì vậy cả cuộc đời Bác hy sinh để tìm kiếm, giành lại hòa bình cho dân tộc. Tình yêu nước và tình yêu trăng hòa thành một, tạo nên một ý nghĩa sâu xa: phải chăng sức sống mùa xuân và ánh trăng sáng ngời trong đêm Nguyên tiêu chính là màu sắc âm thanh mùa xuân tiến quân lịch sử, toàn dân kháng chiến.

$@Phanh$ !

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn với vị trí của một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong số những tác phẩm Bác để lại, bài thơ “Rằm tháng giêng” là một tác phẩm nổi bật để lại trong lòng người đọc nhiều suy tư sâu sắc.

Trong bức tranh đó, con người xuất hiện với tư cách là chủ thể trữ tình:

“Yên ba thâm sứ đàm quân sự,”

(Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân)

Đặt vào hoàn cảnh lúc bây giờ, mọi hoạt động cách mạng đều phải diễn ra một cách thầm lặng và kín đáo. Bởi vậy mà Bác Hồ cùng với các chiến sĩ mới lựa chọn thời điểm đêm khuya để bàn bạc việc quân. Đó là những việc quan trọng, có tính quyết định đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

(Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền)

Vì quá hăng say bàn bạc việc quân, việc nước mà đến khi công việc xong xuôi thì trời cũng đã về khuya. Lúc này ánh trăng cũng sáng rõ hơn bao giờ hết. Hình ảnh “nguyệt mãn thuyền” muốn thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ của ánh trăng trong đêm rằm tháng giêng. H ai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt mang đậm nét cổ điển, cùng với việc sử dụng biện pháp tu từ, Hồ Chí Minh đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng giêng thật sống động.

Rằm tháng giêng thể hiện được một tâm hồn thi sĩ đa sầu đa cảm. Cùng với đó, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên với phong thái ung dung, lạc quan và đầy lãng mạn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm