viết bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức

2 câu trả lời

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về chiếc đồng hồ báo thức

+ Nó có hình dáng như thế nào?

+ Em có yêu quý nó không?

B. Thân bài

1. Màu sắc

- Rực rỡ, trông rất bắt mắt.

2. Hình dáng

- Tròn

- Bên trên có hai cái tai thỏ. Một bên tai thỏ lại có một cái nơ màu hồng xinh xắn.

3. Chất liệu

- Được làm từ nhựa

C. Kết bài

- Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức

II, Bài văn tham khảo

Trong tất cả các đồ vật, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức bởi lẽ nó như một người bạn thân của em. Hơn thế nữa, nó còn đánh thức em vào mỗi buổi sáng, giúp em đến trường đúng giờ. 

Chiếc đồng hồ này bố mua tặng vào vào dịp sinh lần lần thứ mười ba. Em còn nhớ, năm ấy, do được học sinh giỏi nên bố đã hỏi em thích gì? Em đã nhanh chóng trả lời rằng con thích một con búp bê ạ. Ấy thế mà, khi mở quà sinh nhật, em lại vô cùng ngạc nhiên vì đó không phải là con búp bê đáng yêu mà lại là một chiếc đồng hồ báo thức. Tuy nhiên, điểm trên đồng hồ là hình ảnh của một cô gái rất ngộ nghĩnh. Bố đã nói với em rằng "Con đã được thỏa ước muốn của mình rồi nhé, vừa đẹp ngắm búp bê mỗi ngày lại vừa có bạn đánh thức vào mỗi sớm mai".

Chiếc đồng hồ này có hình tròn, bên trên có hai cái tai thỏ. Một bên tai thỏ lại có một cái nơ màu hồng xinh xắn. Chiếc đồng hồ báo thức của em có mặt ngoài được làm bằng nhựa và có màu hồng phấn. Đây là màu mà em vô cùng yêu thích. Mặt đồng hồ được phủ bởi một lớp nhựa trong khá cứng. Bên trong, đồng hồ được đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Ở giữa, những người thợ cũng khéo léo gắn vào đó 2 con mắt, cái mũi và cái miệng để tạo thành mặt chú thỏ đang mỉm cười. Đồng hồ có 3 chiếc kim. Hai chiếc kim ngắn và kim dài có màu đen, chiếc kim giây có màu bạc. Kim giây là chiếc kim chăm chỉ nhất vì nó hoạt động không ngừng nghỉ. Nhờ có sự chăm chỉ ấy mà kim phút và kim giờ mới có thể hoạt động đúng nhịp.

Thật vậy, nhờ có đồng hồ mà chưa bao giờ em phải đi học muộn cả. Em rất yêu quý chiếc đồng hồ của mình và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận để ngày nào đồng hồ cũng chạy đúng giờ.

Vào ngày sinh nhật của em mẹ đã tặng em 1 chiếc đòng hồ báo thức nhỏ nhỏ,xinh xinh.Em thích chiếc đồng hồ ý lắm !

chiếc đồng hồ rất xinh xinh ,nhỏ nhỏ rất phù hợp với em !Chiếc đồng hồ có hình 1 chú gấu xinh ,chiếc đồng hồ có hình tròn bên dưới có 2 chiếc chân nhỏ nhỏ để chống đỡ chiếc đồng hồ .Bên ngoài ,có 1 lớp kính bảo vệ cho mặt đồng hồ và bên trong có 3 chiếc kim làm việc rất siêng năng .Dầu tiên là bác kim giờ, bác đi rất chậm ,từ từ,thân hình bác mật ú.Thứ 2 là cô kim dài ,tốc độ của cô nhanh hơn bác kim giờ rất nhiều,đổi lại thân hình cô cũng nhỏ hơn bác kim giờ .cuối cùng là cậu kim giây,cậu bé rất nghịch ngợm chạy rất nhanh,so với bác kim giờ và cô kim dài thì cậu là bé nhật nhà.Trên tai của chú đồng hồ gấu này còn có 2 cái tai nhỏ nhỏ ,bên tai phải có cài 1 chiếc nơ nhỏ màu đỏ ,trông rất đẹp .

Ngày ngày ,em vẫn dược cái đồng hồ nhỏ ý gọi dậy đi học ,em rất tiếng cái tiếng reng reng reng mỗi khi chiếc đồng hồ gọi em dậy ,nghe thật là thú vị! Khi em ngồi đọc truyện ,lúc ấy không gian rất yên tĩnh ,em nghe được tiếng tích tọc tích tọc ,tiếng kiêu đó thật sự rất kì lạ và khiến cho em rất hứng thú khi nghe nó ! Chiếc đồng hồ rất đẹp ,em rất biết ơn nó vì luôn luôn gọi em dậy mỗi bưởi sáng.

Em rất quý và yêu thích cái đồng hồ hình con gấu này !Nó không những là quà mà bà tặng cho em mà còn là người bạn quý của em .Em rất thích chiếc đòng hồ đó ,cũng nhờ có chiếc đòng hồ ý mà ngày nào em cũng đến đúng giờ và không bị cô mắng lần nào!

đến dây chúc cậu học giỏi nhe

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

5 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước