Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.( Không chép bài trên mạng)

2 câu trả lời

Bài làm: 

  Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim mình dẫn dắt, đưa ra những lý tưởng, tư tưởng của riêng mình và rồi đem lại cho người đọc, người nghe những cảm xúc với nhiều khung bậc. Và nhà thơ Hồ Chí Minh đã để tác phẩm " Cảnh khuya" của mình là một nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu văn học ấy. Tác phẩm dường như đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đến mê hồn cảu núi rừng Việt Bắc trước một đêm trăng sáng và đồng thời cũng nói đến cái lòng yêu nước thương dân, cái tâm trạng của vị lãnh tụ vĩ đại - Hồ Chí Minh, Người viết:

                                         " Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                                            Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

                                            Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                            Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Mở đầu bài thơ " Tiếng suối trong như tiếng hát xa" ở đây Bác đã sử dụng biện phát tu từ nghệ thuật so sánh tiềng suối- tiếng hát xa. Quay ngược về quá khứ, trước kia Nguyễn Trãi trong bài ca Côn Sơn của mình, ông cũng miêu tả thiên nhiên, miêu tả tiếng suối cũng dùng biện phát so sánh:

                                        " Côn Sơn suối chảy rì rầm

                                           Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"

Cách so sánh của người xa tuy hay nhưng dù sao cũng là từ âm thanh của tự nhiên liên tưởng đến âm thanh cũng là của tự nhiên, tiếng suối được so sánh với tiếng đàn cầm. Bác Hồ trong bài thơ của mình, ở thời hiện đại thì Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát xa - vốn là âm thanh do con người phát ra. Điều ấy giúp cho tiếng suối của núi rừng Việt Bắc trở nên gần gũi hơn với con người và ban sức sống cho thiên nhiên. Sống giữa thiên nhiên, Bác vẫn luôn cảm thấy như sống giữa con người. Hay nói cách khác di , Bác coi thiên nhiên như là người bạn, là tri ân, tri kỉ, biết chia sẽ buồn vui với mình

Tiếp đó Bác đã sử dụng biện pháp lấy động tả tĩnh để nhấn mạnh cảnh khuya yên tĩnh, thanh bình:

                                           " Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Với biện pháp nhân hóa kết hợp với điệp ngữ, tác giả đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, lung linh, quấn quýt, giao hòa. Cái cảnh ở đây có tầng cao của ánh trăng trên trời, hòa quyện với vồn cổ thụ ở giữa và cái tần hoa, tần ở dưới thấp. Điệp ngữ " lồng đã nối kết các sự vật, đã xóa nhòa đi mọi khoảng cách giữa cách tầng không gian. Đây quả là một bức tranh đẹp như nhấm thêu. Nếu như câu thơ thứ nhất là " thi trung hữu nhạc " thì câu thớ thứ hai lại là " thi trung hữu họa". Nếu câu thơ thứ nhất hay ở phép so sanh thì câu thơ thứ hau lại hay ở phép điệp từ " lồng". Trong thơ ca cổ thiên nhiên thường gợi buồn, gợi sầu gợi lên cái sự cô đơn chống vắng nhưng Bác với những tài năng và sự lạc quan của mình, thiên nhiên trong thơ Bác lại mang một cái sự trẻ trung, năng động gây cho người đọc những cảm xúc tích cực. Vậy chỉ với hai dòng thơ ngắn, Bác đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống , lung linh, huyền ảo, hồi cổ trang nghiệm.

  Giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc ấy, hình ảnh con người đã được Bác lồng ghép một cách tinh tế qua hai câu thơ cuối:

                                " Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

  Vẫn với biện pháp tu từ so sánh "cảnh khuya như vẽ" nó giống như một chiếc cầu nối vừa khằng định đêm trăng như vẽ được khắc họa ở hai câu thơ đầu và đồng thời cũng thể hiện cảm xúc ở hai câu thơ cuối. Phải chăng tâm hồn ấy chính là cái thao thức chưa ngủ. Cụm từ " chưa ngủ:" được nhắc lại hai lần ở cuối câu thơ thứ ba và đầu câu thơ thứ tư, điều ấy giống tác giả cho người đọc thấy được hai tâm trạng đang tồn tại:  chưa ngủ vì say mê trước cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc là biểu hiện của chất nghệ sĩ, biểu hiện của cái tấm lòng yêu thiên nhiên. Nhưng cái lý do chính được Bác bật mí ở câu thơ thứ tư " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"Vậy Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, biểu hiện của chất chiến sĩ, tình yêu nước thương dân tha thiết trong con người Bác. Qủa vậy biểu hiện của chất chiến sĩ và chất nghệ sĩ được kết hợp hài hòa trong trong thơ Bác. Hai nét tâm trạng ấy đã là một sự thống nhất trong con người Bác. Thể hiện của tâm hồn thi sĩ và chất chiến sĩ sáng ngời. Từ đó đã tạo lên phong thái ung dung lạc quan của Bác 

  Thiên nhiên trong thơ Bác bao giờ cũng đẹp, cũng đầy sức sống, nó khác hẳn với cái thiên nhiên tĩnh tại trong thơ cổ. Đằng sau cái vẻ đẹp thiên nhiên là tình cảm yêu đất nước, yêu thiên nhiên. Như vậy bài thơ Cảnh khuya với bốn câu thơ ngắn ngọn nhưng đã lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc đồng thời nói lên một phong thái ung dung lạc quan của Bác. Không những vậy bài thơ còn là sự kết hợp sự cổ điểm qua thể thơ, đề tài đặc sắc và nét hiện hiện đại qua tính chất thời sự " nỗi nước nhà" của Bác.

   " Lửa thử vàng gian nan thử sức" phải chăng thời gian là phép thử sắc đáng nhất cho một tác phẩm có giá trị, một tầm tư tưởng lớn lao vượt mọi thời đại. Tác phẩm sẽ trở thành " con chim phượng hoàng có tiếng kêu lớn trên văn đàn" nếu như vượt qua" sự băng hoại của thời gian"

 GỬI BẠN!

  • em  có một ấn tượng sâu sắc với bài thơ '' Cảnh khuya '' của tác giả Hồ Chí Minh : 

''Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
  Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
  Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
  Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.''

với hai câu thơ đầu tiên của bài gợi lên cảnh núi rừng việt bắc trong đem trăng có nghệ thuật miêu tả - tiếng suối trong như tiếng hát xa , đipẹ từ ''tiếng'' , âm thanh suối vang vọng , trong trẻo gần gũi với con người , sử dụng điệp từ ''lồng'' . Lồng lần 1: ánh trăng hòa mình vào cảnh vật, cây cối.Lồng lần thứ 2: hình ảnh cây cối được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất tạo thành những bông hoa.  Khắc họa một bức tranh nhiều tầng bậc , trăng đen mà lung linh , ấm áp mà huyền ảo . Hai câu thơ đâu là một bức tranh thiên nhiên đẹp , sinh động , tươi sống và có hồn thể hiện tâm hồn nghệ sĩ , tình yêu sự gắn bó với thiên nhiên của Bác . Hai câu sau nói lên hình ảnh con người chưa ngủ . Hình ảnh con người chưa ngủ trằn trọc vì cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ và lo nỗi nước nhà , sử dụng nghệ thuật so sánh , điệp ngữ '' chưa ngủ '' khẳng định tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác .

chúc bạn học tốt ko phải mạng nhoa 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước