Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh Khuya.

2 câu trả lời

 #phongnha5i

Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác đã rung động trước cảnh vật mà viết nên những vần thơ tràn ngập cảm xúc và đậm chất suy tưởng:

"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"

       Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích.  Lòng yêu nước , thương dân của Người sâu sắc, mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

"Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh"

(Không ngủ được- Hồ Chí Minh)

"Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"

        Hai câu thơ trên do nhà thơ Tố Hữu viết về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam- Hồ Chí Minh. Bác Hồ- hai tiếng vang lên thật bình dị và gần gũi biết bao mà cũng thiêng liêng biết bao.Là cuộc chiến đấu không mệt mỏi vì độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vì đất nước mạnh giàu sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

        Bài thơ “Cảnh khuya” đã đem lại nhiều cảm xúc cho đọc giả, đặc biệt là ta có thể đọc được tấm lòng nhân nghĩa vì dân vì nước của Người, sự trăn trở đêm khuya không ngủ mà lo nghĩ cho vận mệnh đất nước.

cho mình ctlhn nha bn

Bác Hồ là 1 vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, ngoài ra Bác còn là 1 nhà thơ tài hoa. Trong các tác phẩm văn học em được học trong chương trình lớp 7, bài thơ Cảnh khuya là tác phẩm để lại nhiều ấn tượng trong em. Bài thơ được Bác sáng tác vào năm 1947 khi Bác đang ở chiến khu Việt Bắc. Ở hai câu thơ đầu:   

 "Tiếng suối trong như tiếng hát xa    

   Trăng lòng cổ thụ bóng lồng hoa."

Thể hiện cảnh thiên nhiên tươi đẹp của cánh rừng Việt Bắc, tiếng suối trong như tiếng hát đã cho ta hình dung được rằng âm thanh tiếng suối trong đêm thật tĩnh lặng, yên bình. Có lẽ khi đó mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, nhưng Bác vẫn thức ngồi lắng nghe tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nếu như tiếng suối làm cho cảnh vật tĩnh lặng, êm đềm thì ánh trăng làm cho cảnh vật thêm thơ mộng. Vẻ đẹp cổ kính của cây cổ thụ và ánh trăng sáng, gợi nên cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Câu thơ không chỉ tái hiện lên hình ảnh đêm trăng sáng mà cho cho thấy sự hòa hợp giữa các sự vật tạo nên 1 bức tranh lung linh, huyền ảo về cánh rừng Việt Bắc vô cùng tĩnh lặng, êm đềm và cũng vô cùng thơ mộng, huyền ảo, sống động và ấm áp tình người. Hai câu thơ cuối:

   "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,    

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Nếu chỉ đọc hai câu thơ đầu sẽ không hiểu đc ý nghĩa của bài thơ. Khi đọc có lẽ sẽ có vài người nghĩ vì phong cảnh thiên nhiên rất đẹp nên làm cho Bác không ngủ đc. Nhưng lí do Bác không ngủ được không đơn thuần như thế mà là do Bác lo cho nỗi nước nhà. Đọc câu thơ lên có lẽ ai nấy đều cảm phục trước một người tận tâm, hết mức yêu nước, thương dân. Trong khi mọi người, mọi vật đều nghỉ ngơi thì Bác vẫn thức lo lắng suy nghĩ để giúp nước ta sớm được độc lập, để người dân Việt Nam đc sống trong sự độc lập, tự do, hạnh phúc.

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp và tình cảm thiết tha của tác giả với thiên nhiên và tấm lòng cao cả, vĩ đại luôn vì nước, vì dân của Bác. Qua bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thêm khâm phục, ngưỡng mộ và kính trọng Bác

 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm