Viết bài văn nói về giá trị nhân đạo của bài vào phủ chúa trịnh ( cấm sao chép từ trên mạng)
1 câu trả lời
I, MB: Lê Hữu Trác không chỉ nổi danh là một “lương y như từ mẫu” mà còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Với tập kí sự đặc sắc “Thượng kinh kí sự” – đây là tác phẩm có giá trị hiện sâu sắc đồng thời thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả. Đặc biệt đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" đã làm nổi bật vẻ đẹp của tấm lòng nhân đạo của ông.
II, TB:
1, Giaỉ thích
- Giá trị nhân đạo là gì? Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người
- Đoạn trích “ vào phủ chúa Trịnh” - Trích “Thượng kinh kí sự” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
2, Phân tích
a, Gía trị nhân đạo trước hết thể hiện qua việc dựng lên bức tranh chân thực về cuộc sống nguy nga nơi phủ chúa. Từ đó gián tiếp tố cáo uy quyền và sự lộng hành của chúa Trịnh
* Quang cảnh trong phủ chúa
- Bên ngoài: mấy lần cửa, “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”, điếm, phòng trà, quan lại, người bảo vệ, phục vụ ... Nội cung: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáp, hương hoa, cung nhân “xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”...
=>Quang cảnh trong phủ chúa cho thấy quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của gia đình chúa Trịnh Sâm (Cả trời Nam sang nhất là đây!).
* Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa
- Cảnh sinh hoạt sang trọng với đồ ăn “mâm vàng, chén bạc”, bữa ăn “toàn là của ngon vật lạ”... - thế tử bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch, tác giả xem bệnh cho thế tử nhưng không được thấy mặt chúa, không được phép trao đổi với chúa mà chỉ được viết tờ giấy để dâng lên
- Một đứa bé - ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc - một cụ già - quỳ lạy dưới đất bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen “ông này lạy khéo” => có thể đây là cái giá mà người chạy theo danh lợi phải trả, ở dây cũng cho thấy thái độ của LHT đối với danh lợi
=> phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cho thấy quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà chúa và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của gia đình chúa Trịnh Sâm
=> trong chế độ phong kiến, chúa chỉ là bề tôi của vua, nhưng qua ghi chép của LHT, phủ chúa không chỉ giống cung vua mà còn uy nghi oai vệ hơn cả cung vua. Qua đó cho thấysự thật chính trị bất bình thường của chế độ phong kiến VN nửa cuối thế kỷ XVIII thời vua Lê chúa Trịnh.
3. Đánh giá
- ND, NT
III, KB: Khẳng định lại tấm lòng của nhà văn
*Bài viết tham khảo
Lê Hữu Trác không chỉ nổi danh là một “lương y như từ mẫu” mà còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Với tập kí sự đặc sắc “Thượng kinh kí sự” – đây là tác phẩm có giá trị hiện sâu sắc đồng thời thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả. Đặc biệt đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" đã làm nổi bật vẻ đẹp của tấm lòng nhân đạo của ông.
Đoạn trích “ vào phủ chúa Trịnh” - Trích “Thượng kinh kí sự” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người
Gía trị nhân đạo trước hết thể hiện qua việc dựng lên bức tranh chân thực về cuộc sống nguy nga nơi phủ chúa. Từ đó gián tiếp tố cáo uy quyền và sự lộng hành của chúa Trịnh cùng những tầng lớp vua quan trong bộ máy xã hội phong kiến.
Trước hết, dưới con mắt tỉnh táo, tinh tế của một ẩn sĩ, tác giả Lê Hữu Trác đã ghi lại và phản ánh trong tác phẩm của mình đời sống xa hoa, giả dối và đầy thị phi của tầng lớp vua quan thông qua những chi tiết về quang cảnh xa hoa, lộng lẫy trong các dinh thự và phủ các. Đó là vườn hoa với "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương", đó là những nhà "Đại đường", "Quyển bồng", "Gác tía" với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy" cùng "mâm vàng, chén bạc" được dùng lúc tiếp khách ăn uống. Tất cả khung cảnh vàng son lộng lẫy xa hoa của phủ chúa đã được phóng chiếu qua đôi mắt và sự quan sát, tinh tế và tỉ mỉ của tác giả.
Không chỉ dừng lại ở đó, giá trị hiện thực của tác phẩm còn được tạo nên thông qua những chi tiết về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Ngay từ lúc tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì điều này đã được làm nổi bật: "có tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường" và "cáng chạy như ngựa lồng". Khi đặt chân vào phủ chúa, tác giả quan sát thấy cảnh tượng "người giữa cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi". Quang cảnh đó đã khiến cho tác giả không khỏi ngạc nhiên:
"Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt
Cả trời Nam sang nhất là đây"
Câu thơ của tác giả đã minh chứng rõ thêm về quyền uy nơi phủ chúa. Chính ông cũng đã bộc bạch trước cảnh xa hoa đó rằng: "Mình vốn cũng là con em nhà quan, sinh trưởng nơi phồn hoa, khắp chốn trong cấm thành, chỗ nào cũng từng quen thuộc, duy có quang cảnh phủ chúa thì chỉ được nghe nói tới mà thôi. Nay được đến đây, mới biết hết là sự giàu sang của vua chúa, quả là không ai sánh kịp". Những câu thơ hay lời bình luận của tác giả cũng đã làm nổi bật giá trị về mặt thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Đó là sự xuất hiện của thời gian tâm lí. Bên cạnh thời gian vật lí là những con số về ngày giờ, năm tháng và niên hiệu, tác giả còn dành ra những khoảng không để chiêm nghiệm về các sự kiện đã diễn ra, khiến cho mỗi một sự miêu tả trong tác phẩm đều chứa đựng những suy nghĩ và cảm xúc của tác phẩm.
Bằng ngòi bút chân thực và sắc nét, trong đoạn trích này, tác giả còn gián tiếp lên án và tố cáo đời sống xa hoa, bệnh hoạn của giới quý tộc, quan lại đương thời. "Bệnh" của Trịnh Cán đã được ông nhận xét như sau: "là do sinh trưởng ở nơi màn the trướng gấm, ấm nó quá sức, tạng phủ kém yếu, lại thêm bị ốm lâu nên tinh huyết hao kiệt,...". Chúa Cán vốn là trẻ con hồn nhiên nghiễm nhiên trở thành nạn nhân của sự sung túc, thừa thãi và dưỡng dục sai lầm. Trước những căn bệnh như thế này, việc cứu chữa sẽ được các ngự y tiến hành như thế nào? Tác giả lại tiếp tục khéo léo lên án đám thầy thuốc Bắc Hà với căn bệnh ngu dốt, nhưng ảo tưởng, tham lam và nhỏ nhen. Đó là đám "y lại" chuyên đố kị, dèm pha lẫn nhau, không vì đạo làm thuốc mà vì danh lợi. Bằng những nét bút miêu tả khá tự nhiên, chân thực, Hải Thượng Lãn Ông đã bắt mạch, lên đơn những căn bệnh của chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Bên ngoài lớp vỏ bọc hoàn hảo của quang cảnh xa hoa lộng lẫy và cung cách sinh hoạt đầy quyền uy, hòa nhoáng và thịnh trị là những mầm bệnh đang phát tác, thể hiện sự mục rỗng và báo hiệu sự khủng hoảng tất yếu của chế độ xã hội phong kiến đương thời.
Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm "Vào phủ chúa Trịnh" đã làm nên tính chân thực của "Thượng kinh kí sự" qua bút pháp kí sự vô cùng đặc sắc của tác giả. Đó là sự kết hợp thành công của đôi mắt quan sát tỉ mỉ cùng ngòi bút ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất để tạo nên cái thần của cảnh và vật thấm đẫm trong từng con chữ và xuyên suốt trang văn.
Bằng sự quan sát và ghi chép về quang cảnh xa hoa lộng lẫy, tác giả đã gián tiếp thể hiện sự đồng cảm, thương xót đối với cuộc sống cơ cực, lầm than của nhân dân. Bức tranh về xã hội phong kiến đã được phác họa trong sự đối lập giữa đời sống của tầng lớp quan lại và cuộc sống của những người dân. Thông qua tác phẩm này, chúng ta càng thấm thía hơn nữa câu ca quen thuộc của người xưa về sự tàn bạo và trắng trợn trong lối sống của đại đa số tầng lớp quan lại:
"Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan".