Viết bài tập làm văn số 1 Đề bài : Giới thiệu cây lúa nước Việt Nam Ai giúp mình với ạ !
2 câu trả lời
Trên những cánh đồng mênh mông bát ngát từ Bắc chí Nam dọc dài đất nước đâu đâu cũng thấy những cây lúa thon thả xanh thắm mượt mà.
Thuộc loại thân thảo, cây lúa tròn có nhiều lóng và mắt. Lóng thường tầm phỗng, chỉ đặc ở mắt. Lá lúa dài, mỏng, mặt nhám, gân lá song song. Rễ lúa mọc thành chùm. Hoa lúa nhỏ, mọc thành bông, không có cánh hoa mà chỉ có nhiều vảy nhỏ bao lấy nhị và nhụy hoa. Lúc hoa lúa nở, bao phấn và đầu nhụy thò ra ngoài. Đầu nhụy thật dài có chùm lông để quét hạt phấn. Quá lúa khô, có một hạt chứa đầy chất bột, vỏ quả và vỏ hạt bất phân vì không thấy vỏ quả nên lâu nay ai cùng gọi quả lúa là hạt lúa. Thật ra, ở đây vỏ quả và vỏ hạt dính liền nhau, vỏ cám dính sát vào hạt gạo chính là vỏ qua. Bên ngoài vỏ cám là vỏ trấu bao lấy quả. Ở nước ta, có nhiều loại, nhiều giống lúa được nồng dân canh tác, chia làm các loại lúa nước sâu, lúa nước cạn, lúa nổi, lúa cạn, lúa tẻ, lúa nếp. Nhưng nói chung người ta chỉ quy thành hai loại cho đơn giản là lúa nước và lúa cạn. Còn về giống, nông dân ta sử dụng nhiều thứ giống. Nói chung là cây lúa có thể sống được trên các miền đất khác nhau trừ những miền quá phèn, quá mặn. Tốt hơn cà là các miền lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long với đất phù sa ngọt, phì nhiêu.Cây lúa đã mang về cho dân tộc ta hai đặc sản quý từ lâu đời, đó là bánh chưng bánh giầy và cốm. Về bánh chưng, bánh giầy, tục truyền là Lang Liêu là con thứ 18? của Vua Hùng được thần dạy lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương bởi vì trong trời đất không có gì quý bằng lúa gạo. Lang Liêu vâng lời thần bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn đùm lại thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, ông đồ lên giã nhuyễn, nặn hình tròn... Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều khâu chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này qua đời khác, đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Không đâu bằng cốm ở làng Vòng,, gần Hà Nội, xưa nay danh bất hư truyền.
Nói đến cây lúa là nói đến loại cây có tầm quan trọng kinh tế. Cây lúa từ bao đời nay là bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Không một ai là không thừa nhận đây củng là nguồn cung cấp lương thực quý giá nhất của nước ta.
Cây lúa Việt Nam (trang 42 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
- Nguồn gốc cây lúa: bắt nguồn từ Đông Nam Á, được giữ gìn và phát triển ra các khu vực trên thế giới.
- Đặc điểm của cây lúa:
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn
- Cấu tạo:
+ Rễ: Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá. Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân. Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai). Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác. Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm. Chức năng của thân: Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
- Phân loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn, lúa tẻ, lúa nếp…
- Cách trồng và chăm sóc lúa:
+ Hạt lúa ủ thành cây mạ.
+ Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa.
+ Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông.
+ Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa.
- Ý nghĩa cây lúa:
+ Ý nghĩa sâu sắc trong nền Văn Minh Lúa Nước.
+ Là nguyên liệu làm ra các món ăn ngon.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề, bày tỏ cảm nghĩ về loài cây lương thực quan trọng này.