Viết 1 đoạn văn ngắn từ 80-100 từ bằng Tiếng anh giới thiệu và miêu tả về tranh Đông Hồ( tranh vẽ con lợn) Ai trl nhanh nhất mk vote 5 cho

1 câu trả lời

đông Hồ là một làng nhỏ ven sông Đuống, bên cạnh đường giao thông nối Hà Bắc với Hải Dương - là hai vùng đất cổ trù phú của châu thổ sông Hồng. Đông Hồ được gọi tắt là làng Hồ, nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, ngay cạnh huyện lỵ. Người làng Hồ ai cũng biết làm tranh. Họ là những nông dân. Cùng với làm tranh, trước kia làng Hồ còn làm hàng mã, pháo nổ. Người làng Hồ rất tự hào với thứ sản phẩm nghệ thuật này. Cô gái Đông Hồ mời khách:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà, lợn thi nhau đẻ nhiều.

Đông Hồ chuyên làm tranh điệp, là tranh dân gian truyền thống của Việt Nam. Tranh điệp vốn dùng toàn nguyên liệu trong nước, dễ kiếm và rẻ tiền. Giấy dó được làm từ vỏ cây dó. Các màu ở tranh điệp là màu thuốc tự chế, pha với hồ theo tỷ lệ do kinh nghiệm, quen tay, hay mắt mới nhận ra. Tranh Đông Hồ dùng kỹ thuật khắc ván (gỗ). Ván in tranh Đông Hồ thường khổ nhỏ, nhẹ, tiện cầm trên tay. Một tờ tranh có bao nhiêu màu thì in bấy nhiêu lần, vì mỗi lần chỉ in được một màu. Chẳng hạn bức tranh “Lợn đàn” có bốn màu: xanh, trắng, vàng, đỏ. Khi in màu xanh thì chỉ có những mảng màu xanh in lên tờ tranh, in xong màu xanh, lại chuyển tờ tranh đó sang cho người khác in tiếp ván in màu vàng hay màu đỏ. Thông thường, in màu xong, cuối cùng nghệ nhân mới in đến ván nét đen viền những mảng màu.

Dòng tranh khắc gỗ mang nhiều nội dung khác nhau. Những bức tranh gà, lợn, cóc, cá… thuộc dòng tranh chúc tụng. Bức tranh “Lợn đàn” nhắc lại một cảnh sinh hoạt đồng quê, đã phô diễn một cách độc đáo các sắc thái của dân tộc. Những nghệ nhân làng Đông Hồ vẽ tranh là những người nông dân gắn bó với khoảng đất, mảnh vườn của mình. Họ dựa vào kinh nghiệm hiểu biết của bản thân, cùng những bài học tích tụ từ đời này qua đời khác, truyền khẩu trong nhân dân mà thể hiện lên bức tranh con lợn. Từ lợn mẹ đến lợn con, con nào cũng được thể hiện béo tròn, no căng, bụng kéo lê sát đất, mõm rộng đến mang tai, cuối mõm lợn có hai nét cong vòng trông rất vui và ngộ nghĩnh, trông con lợn nào cũng như tủm tỉm cười một cách thú vị. Trên cái lưng béo tròn, đầy đặn, chắc nịch của lợn mẹ và các lợn con còn vẽ hai hình tròn với hai mảng màu xoắn ốc cuộn vào nhau trông tựa như nhật - nguyệt, âm dương tượng trưng cho sự phát triển sinh sôi của vạn vật. Ta thấy trên lưng lợn mẹ có một mảng màu đỏ da cam, nằm liền trên màu tím là nền của thân con lợn. Ranh giới hai khoảng màu rõ rệt, đó là tượng trưng cái “đai” là mảng lông mọc nghiêng theo chiều khác, đóng thành “khoáy”. Hai hình tròn bên mình con lợn dụng ý tả hai “khoáy lông” đóng bốn bên mình lợn. Những con lợn nào mà có ba quý tướng “lưng đai, bụng bự, bốn khoáy đóng chuồng” là giống lợn nái tốt: ăn nhiều, khỏe mạnh, đông con, mắn đẻ, tốt giống mà bất cứ người dân quê nào cũng ao ước. Bức tranh “Lợn đàn” trở thành một câu chúc tụng đầy ý nghĩa, một ước nguyện của người nông dân khao khát cuộc sống mới, khỏe mạnh, sung túc, gia đình thuận hòa, đoàn tụ.

Bức tranh “Lợn độc” với hình con lợn phàm ăn đang ngoạm cây khoai dáy, toàn bộ là hình chữ nhật nằm, sửa nắn các góc cạnh thành hình bầu dục, nở căng, chạm vai và mông vào khung hình. Trên mình lợn có các họa tiết hình nhật - nguyệt, âm dương, lưỡi liềm làm tăng mức chuyển động và tính trang trí, tạo một nhịp điệu tưng bừng gây ấn tượng về sự sinh sôi, phồn thực.

Từ hình ảnh đàn gà, đàn lợn trong tranh khắc gỗ, đến những đàn gà, đàn lợn béo tròn, chắc nịch, đầy vườn, đầy sân trong cảnh sắc đồng quê, phải chăng đó là mối liên hệ mật thiết giữa xưa và nay, giữa ước mơ và hiện thực cuộc sống của người nông dân. Hằng năm mỗi dịp Tết đến, những bức tranh khắc gỗ in màu độc đáo lại xuất hiện trong nhà, góp thêm vẻ tươi vui, rực rỡ đón mừng xuân mới.

Tết về nhớ bánh chưng xanh

Nhớ tranh pháo chuột, nhớ tranh lợn gà.

 

 

dịch:

Dong Ho is a small village along Duong river, next to the road connecting Ha Bac with Hai Duong - the two rich lands of the Red River Delta. Dong Ho, called Ho village for short, now belongs to Song Ho commune, Thuan Thanh district, Hebei province, right next to the district capital. Everyone in Ho village knows how to make paintings. They are farmers. Along with making paintings, Ho village used to make votive and firecrackers. The people of Ho are very proud of this art product. Dong Ho girl invited guests:

O you way to the highway

Stop watching the scenery that melancholy melancholy

Buy fresh picture leaflets

Buy flock of chickens, pigs give birth more.

Dong Ho specializes in making scrambles, which are traditional Vietnamese folk paintings. Scrambled capital using all domestic materials, easy to find and cheap. Do paper is made from that bark. The color in the picture is a homemade medicine, mixed with the lake in proportion to experience, familiarity, or eyes. Dong Ho painting uses woodblock carving technique. Dong Ho picture printing board is usually small, light and convenient in hand. How many colors a picture can print, because it only prints one color at a time. For example, the picture "Piglet" has four colors: blue, white, yellow and red. When printing in green, only the green patches will be printed on the picture sheet, printed in blue, then transfer the picture to another person to print the yellow or red printed board. Normally, after printing, the artist finally prints a black board with borders.

Wood carvings line with many different content. Paintings of chickens, pigs, toads, fish ... belong to the line of compliments. The painting "The Pig" recalls a scene of country life, which uniquely displays the nuances of the nation. Artisans in Dong Ho village are farmers who are attached to their land and garden. They rely on their own experience of understanding, along with lessons accumulated from generation to generation, oral tradition among the people that shows the picture of a pig. From the mother pig to the piglet, every child is shown fat, full, belly dragging close to the earth, muzzle wide to the ears, the end of the muzzle has two curved lines that look very funny and funny, which pig looks as well as an interesting smile. On the fat, plump, plump backs of the mother piglets and piglets, they also draw two circles with two spiral plates rolled together like Japanese-moon, yin-yang symbolizes the proliferation of universe. We see on the back of the mother pig has an orange-red patch, lying on the purple background of the pig body. The boundary of two distinct color space, which is a symbol of the "belt", is an array of hairs inclined in the other direction, closed into a "ring". The two circles on the side of the pig use the meaning of two "hairs" to close the sides of the pig. The pigs that have three generals "belt, big belly, four barns closed" are good sows: eat a lot, healthy, crowded, lucky, good breed that any villager also pond to wish. The picture "Pigs" becomes a meaningful blessing, a wish of the farmers who desire for a new, healthy, prosperous and harmonious family.

The picture “Poisonous Pig” with the image of a voracious pig eating the taro tree, all of which is a rectangular shape, corrects the corners into an oval shape, swells, touches the shoulders and butt to the frame. On the pigs, there are rectangular - moon, yin - yang, crescent motifs that increase the level of movement and decoration, creating a jubilant rhythm that impresses on reproduction and prosperity.

From the image of chickens and pigs in wood carvings, to the chickens, the pigs are fat, stocky, full of garden, full of yard in the countryside, is that the close relationship between the past and the present , between the dream and the reality of the farmer's life. Every year, on Tet holiday, unique color-printed wood carvings appear in the house, contributing to the cheerful and vibrant look to celebrate the new spring.

Tet holiday remember green cake

Remember the art of mice, remember the paintings of pigs and chickens.

 

 

 

 

em đã tự viết bài văn này cho kì thi sắp tới

Câu hỏi trong lớp Xem thêm