viết 1 bài văn nghị luận về đạo lí 'Uống nước nhớ nguồn' (không cần quá chi tiết, không cần quá dài, chỉ cần đủ ý chính, không chép mạng càng tốt ạ)

2 câu trả lời

Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn luôn sống theo đạo lý tốt đẹp, luôn nhớ đến nguồn cội tổ tiên, biết ơn những người đã tạo thành quả cho ta hưởng. Để nhắc nhở con cháu đời sau phải nhớ đến công lao của người đi trước, tục ngữ ta đã có câu răn dạy: “Uống nước nhớ nguồn”. Chúng ta cùng nhau làm sáng tỏ câu tục ngữ.

          Trước hết, ta thấy câu tục ngữ có 2 lớp nghĩa. Nghĩa đen ý nói mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Nghĩa bóng ý nói khi ta hưởn thụ thành quả nào thì phải nhớ những người đã tạo thành quả đó cho ta hưởng.

          Tóm lại, câu tục ngữ khuyên ta phải biết ơn những ai đã có ơn với mình. Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, là đạo lý sống mà mỗi người phải có.

          Lòng biết ơn đó được nhân dân ta thể hiện qua những ngày cúng giỗ tổ tiên ông bà. Đến ngày giỗ, con cháu dù ở đâu xa cũng tựu về để thắp nén nhang thành kính, nhớ ơn ông bà với tấm lòng thương yêu và trân trọng. Họ là những người đã có công sinh thành dưỡng dục, nuôi dưỡng ta khôn lớn thành người cho đến ngày hôm nay. Chính ngày giỗ cũng là ngày để bà con, dòng họ gặp mặt nhau, hỏi thăm sức khỏe của nhau.

          Thật vậy, dân tộc ta hằng năm đều có tổ chức các ngày lễ tưởng nhớ các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Cứ đến ngày này là mọi con dân Việt từ mọi miền trên đất nước lại tụ hội về đền Hùng ( Phú Thọ) để thắp nén hương tỏ lòng biết ơn của mình đến các vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang làm ta nhớ đến bài ca dao:

“ Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười”

          Không chỉ có vậy, lễ hội Thánh Gióng mùng 9/4 âm lịch, người anh hùng đầu tiên đánh giặc; lễ hội Hai Bà Trưng, hai người phụ nữ đầu tiên dám đứng lên chống lại ách thống trị tàn bạo của Tô Định và các lễ hội nhớ ơn các vị anh hùng như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....

          Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta luôn tiếp nối và tiếp thu truyền thống, đạo lý thời xưa. Đối với học sinh, điều thể hiện rõ ràng nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo đã và đang dạy mình. Bên cạnh đó, các ngày lễ nhớ ơn những người thầy thuốc hết lòng tận tụy với bệnh nhân như ngày 27/2. Ngoài ra, nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh để cho đất nước được sống trong tự do độc lập như ngày thương binh liệt sĩ 27/7.

          Hiện nay, bên cạnh những bạn ngoan, giỏi, hiền, làm rạng danh gia đình, dòng tộc thì còn có những bạn không nghe lời bố mẹ, hư hỏng, rơi vào các tệ nạn xã hội, không biết yêu thương, kính trọng những đấng sinh thành, phụ lòng cha mẹ, vô lễ với thầy cô, làm cho họ phải phiền muộn.

          Như vậy, câu tục ngữ vô cùng đúng dắn, khuyên bảo chúng ta phải nhớ về ơn những người có công với đã mình. Chính vì lẽ đó, câu tục ngữ như một kim chỉ nam nhắc nhở đến nguồn cội tổ tiên, luôn biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô, … những người trực tiếp dìu dắt, nâng đỡ, giáo dục ta từ thuở ấu thơ đến bây giờ.

      Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bắt đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

#Quynhsam

Chúc bạn học tốt nka OωO

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước