vieết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài cảnh khuya ko chép mạng nha

2 câu trả lời

Văn bản Cảnh khuya đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: đó là sự hoà hợp, thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ. Lời thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên. Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên đầy chất thơ nơi vùng rừng Tây Bắc. Ta có thể hình dung trong cảnh thiên nhiên đang phủ trong màn đêm yên tĩnh, tiếng suối từ đâu vọng lại nhẹ nhàng, trong trẻo như tiếng hát ai xa. Qua biện pháp so sánh, ta thấy tiếng suối thật êm đềm, gần gũi, thân thiết với con người. Câu hai với điệp từ lồng cho thấy cảnh vật đang giao hoà vào nhau, tầng tầng lớp lớp. Trong cảnh đêm tối hoà cùng màu sáng bạc của ánh trăng ấy, cảnh vật trở nên thơ mộng, lung linh, huyền ảo, xen kẽ lẫn nhau. Những câu cuối bài đã nói rõ lên tâm hồn cùng con người của Bác. Kết hợp với phép điệp từ ở trên, tác giả đã so sánh cảnh khuya với người chưa ngủ nhằm nhấn mạnh nguyên nhân Bác chưa ngủ. Bác chưa ngủ vì lo cho vận mệnh dân tộc, vì cảnh khuya quá đẹp và thơ mộng. Qua đó, ta thấy được một tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước trong Bác.
Cho 5 sao  nha     

  

  Chủ tịch Hồ Chí Minh- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới và cũng là một cây bút xuất sắc trong nền văn học Việt Nam.Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Người là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt  “Cảnh khuya” thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Đọc xong bài thơ, ta thấy cả bài thơ dạt dào ánh sáng và âm thanh, để lại trong lòng ta ấn tượng vô cùng sâu sắc. 
                   "Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
                    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
                    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 
                    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
     Vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vô cùng gay go, ác liệt. Mùa thu năm 1947,Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến. Người đã viết bài thơ “ cảnh khuya”cho ta bao tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước và thấu hiểu hơn tình cảm của Bác đối với nhân dân.Đọc câu thơ  đầu, ta như nghe thấy tiếng suối chảy êm đềm, nghe rất “trong” rì rầm từ xa vọng lại như “tiếng hát xa”. Phép tu từ so sánh được tác giả sử dụng mang đến cho ta bao thú vị: So sánh tiếng suối với tiếng hát.Âm thanh của thiên nhiên như thể âm thanh của con người. Đó là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm con người. Ta như thấy con người và thiên nhiên gần gũi hơn, ấm áp và gắn bó thân thiết hơn biết bao nhiêu. Câu thơ thứ hai  Bác Hồ lại cho ta say đắm trước vẻ đẹp của trăng chiến khu. “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”  Nhà thơ thật tài tình khi dùng chữ “lồng” điệp lại hai lần. Điệp từ đó đã nhân hoá trăng, cổ thụ và hoa làm cho vần thơ dạt dào trữ tình, thi vị. Nếu ở hai câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến hai câu thơ cuối ta chợt nhận ra tâm tình của Bác.Nhà thơ đã thật tài tình khi dùng một câu thơ có tác dụng chuyển tiếp hay như vậy “Người chưa ngủ” ở đây là vì cảnh đẹp quá! Thì ra “Người chưa ngủ” không chỉ là xúc động trước thiên nhiên đẹp mà còn bởi lẽ “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác, đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước. Hai tiếng “chưa ngủ” ở cuối câu ba được điệp lại ở đầu câu bốn, biện pháp nghệ thuật liên hoàn ấy làm cho âm điệu bài thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tình. Qua đó ta hiểu được tình yêu nước của Bác sâu sắc, mãnh liệt biết bao nhiêu.
     

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước