Việc thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác, bóc lột nhân dân Lào trong những năm 1918-1939 đã đưa đến hệ quả nào?
2 câu trả lời
- Khiến cho nền kinh tế gặp khó khăn
- Xã hội có nhiều biến động lớn
- Gây ra mâu thuẫn giữa giai cấp, mâu thuẫn của nhân dân với thực dân Pháp
1. Sự thống trị của thực dân Pháp
Sau khi bình định đất Nam Kỳ, chính quyền thực dân ở Mỹ Tho và Gò Công ráo riết đẩy mạnh việc vơ vét, bóc lột nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc và bọn tư bản Pháp.
Nông nghiệp là ngành mà thực dân chú trọng nhiều nhất, bởi vì đầu tư ít vốn, nhưng thu được lợi nhuận cao thông qua việc xuất cảng thóc gạo. Ruộng đất bị thực dân Pháp chiếm đoạt một cách trắng trợn nhưng lại được "Hợp pháp hóa" bằng những sắc lệnh, nghị định. Ngoài ra, các địa chủ người Pháp lẫn người Việt tăng cường bóc lột phong kiến với mức địa tô rất nặng nề, thông thường chiếm đến 67% hoa lợi mà người nông dân tá điền thu được.
Công nghiệp ở địa phương hầu như không có sự đầu tư đáng kể nào của chính quyền thực dân và tư bản Pháp. Địa phương chí tỉnh Mỹ Tho năm 1902 cho biết : "Ở tỉnh Mỹ Tho, công nghiệp hoàn toàn không có gì, không có xưởng chế tạo máy và tất nhiên không có máy móc tinh xảo". Tại Tiền Giang, bọn chúng chỉ đầu tư vào ngành thu lợi lớn nhất là xay xát thóc gạo, tuy nhiên số lượng ít và công suất lại rất nhỏ. Địa phương chí tỉnh Gò Công năm 1936 cho biết : "Công nghiệp phát triển duy nhất ở trong tỉnh là các nhà máy xay lúa, với 22 nhà máy chạy bằng dầu, bao gồm 3 cái ở tỉnh lỵ và 19 cái ở các làng".
Về thương mại, Pháp đã sử dụng giới tư sản mại bản Hoa kiều, vì họ có vốn lớn, đủ sức mua hàng hóa của Pháp để bán lại ở Việt Nam, đồng thời thu mua lúa gạo của Nam Kỳ bán cho thực dân Pháp để đáp ứng cho yêu cầu xuất khẩu nông sản của tư bản Pháp. Sự cấu kết của tư bản Pháp và tư bản Hoa kiều nhằm hạn chế sự phát triển của giới thương gia người Việt.
Thực dân Pháp còn đặt ra những khoản sưu thuế hết sức nặng nề để tận thu, tận vét tiền của của nhân dân. So với thời nhà Nguyễn, các thứ thuế cũ trong thời kỳ này đều tăng vọt, bên cạnh đó rất nhiều thứ thuế mới đặt ra, như: Thuế thân, thuế muối, thuế rượu và thuế thuốc phiện.
Sự áp bức, bóc lột đã đưa đến sự bần cùng hóa không thể tránh khỏi của nhân dân lao động và kèm theo dó là sự phân hóa xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc.
Một bộ phận nông dân không còn đất sống phải rời bỏ nông thôn vào thành thị làm đủ mọi nghề kiếm sống, hoặc phải tha phương cầu thực.