Vị trí của môn giáo dục công dân chương trình gdpt 2018 là gì

2 câu trả lời

Cần xác định đúng đắn vị trí của môn GDCD là dạy làm người.

Trong thực tế, theo quan niệm sai lầm của một số người: môn Toán, Văn, Ngoại ngữ mặc nhiên được coi là “chính”, các môn khác bị coi là “phụ”, riêng môn GDCD là rất phụ. Quan niệm chính - phụ không chỉ có ở phụ huynh, mà còn có trong cả người học, thậm chí người dạy.

Ngay trong nhà trường, việc dạy môn GDCD cũng bị chính giáo viên xem nhẹ, khi phân công chuyên môn, thường phân dạy kèm thêm GDCD cho đủ cơ số giờ quy định, hoặc phân công cho các giáo viên hợp đồng. Vì ít kinh nghiệm nên người dạy thường rất qua loa, lên lớp chủ yếu cho học sinh đọc sách giáo khoa, học thuộc lòng phần “bài học”, mà ít đầu tư công phu cho bài giảng. Với cách dạy như vậy nên học sinh cũng “coi thường” môn GDCD – mặc dù đó là một môn học không thể thiếu để hình thành nhân cách . Từ chỗ người dạy không chú tâm dẫn đến học sinh coi thường, phụ huynh cũng xem nhẹ môn học ấy.

Môn học này tuy không quyết định trực tiếp đến kỳ thi chuyển cấp (trước đây), nhưng có một vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục. Đây là môn học giáo dục đức dục hướng các em đến những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Xem kỹ chương trình cả cấp học thì thấy: Suốt mấy cấp học đều phân bố cả phần giáo dục đạo đức (giúp các em hình thành nhân cách), cả phần pháp luật (giúp các em hiểu được những kiến thức pháp luật liên quan đến lứa tuổi, đặc biệt những vấn đề tuổi vị thành niên cần biết). Trong từng bài, ngoài phần bài học đã được tìm hiểu thông qua các dẫn chứng cụ thể người thật việc thật, phần bài tập còn có nhiều tình huống yêu cầu các em đưa ra cách ứng xử của mình thông qua việc thảo luận nhóm, từ đó trang bị kỹ năng sống cho các em. Ngoài ra, học môn GDCD, các em còn được tham gia sắm vai ứng xử các tình huống cụ thể. Nếu người dạy biết kết hợp tốt các phương pháp đàm thoại, tổ chức trò chơi, họat động nhóm, sắm vai… thì tiết học sẽ rất hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho các em, góp phần phát triển con người toàn diện. Được như vậy, môn học GDCD sẽ không còn là môn “phụ” mà còn được coi là môn “chính” nhất, vì thông qua việc hình thành nhân cách, các em có ý thức hơn, có hành vi ứng xử chuẩn mực hơn, từ đó giảm thiểu bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường học thân thiện. Mỗi học sinh sẽ hình thành thói quen tổt, nhân cách tốt, biết kính trọng ông bà cha mẹ, biết phân biệt phải trái, biết ứng xử chuẩn hơn. Và khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” sẽ được thực hiện tốt hơn. (Rất may là từ năm học 2016 -2017, Bộ GD đã đưa môn GDCD vào trong một bài thi tổ hợp thuộc Kỳ thi THPT quốc gia. Đó là quyết định đúng đắn, rất nên duy trì).

Câu hỏi trong lớp Xem thêm