Vì sao XH VN phân hóa? Biểu hiện của sự phân hóa đó? Cho biết các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự phân hoá như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

2 câu trả lời

* Xã hội VN phân hóa : 

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc: - Giai cấp địa chủ phong kiến: + Chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân. ... + Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép.

* Biểu hiện 

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.
Giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất thời bấy giờ, sống và làm việc tập trung trong các hầm mỏ, đồn điền, các thành phố công nghiệp như Hà Nội, Hải Dương, Sài Gòn…
- Giai cấp công nhân Việt Nam mang những đặc điểm riêng: Chịu áp bức bóc lột nặng nề nhất (3 tầng áp bức) nên có tinh thần cách mạng cao nhất; Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
- Sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
⇒ Trên cơ sở đó, giai cấp công nhân vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

* Các giai cấp 

Giai cấp địa chủ phong kiến:

- Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.

- Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

2. Tầng lớp tư sản: ngày càng đông nhưng phải đến mấy năm sau chiến tranh giai cấp tư sản mới ra đời. Phân hóa thành hai bộ phận:

- Tư sản mại bản: làm tay sai cho Pháp.

- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.

3. Tầng lớp tiểu tư sản: 

- Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

- Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

- Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

4. Giai cấp nông dân: 

- Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.

- Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

5. Giai cấp công nhân: 

- Phát triển nhanh về số lượng.

- Là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.




* Xã hội Việt Nam xảy ra sự phân hóa do chính sách thống trị, bóc lột của thực dân pháp, sự phân hóa của xã hội ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. * Biểu hiện của sự phân hóa: các giai cấp lần lượt ra đời * Sự phân hóa các giai cấp trong xã hội Việt Nam: - Giai cấp địa chủ phong kiến: + Chiếm nhiều diện tích ruộng đất, bóc lột nông dân. + Bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện. - Tầng lớp tư sản: Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít: + Tư sản mại bản + Tư sản dân tộc - Tầng lớp tiểu tư sản: + Tăng nhanh về số lượng, đời sống bấp bênh. + Có tinh thần cách mạng. + Là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ. - Giai cấp công nhân: + Bị bóc lột + Quan hệ thân thiết với nông dân + Có lòng yêu nước + Tiếp tu chủ nghĩa Mác Lê- nin. - Giai cấp nông dân: + Chiếm hơn 90% dân số + Bị áp bức, bóc lột + Hăng hái và đông đảo. #keishathomas
Câu hỏi trong lớp Xem thêm