Vì sao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một tất yếu khách quan?

2 câu trả lời

 Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

   + Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

   + Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

   + Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.

- Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

   + Tạo tiền đề để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.

   + Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

   + Tăng cường mối liên minh giữa công nhân – nông dân – trí thức.

   + Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

   + Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh.

~ Hết ~

Hãy luôn nhớ cảm ơn, cho câu trả lời hay nhất và vote 5* ,

nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân 

a) Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 

Từ  cuối  thế  kỷ  thứ  XVIII  đến  nay,  trong  lịch  sử  đã  diễn  ra  các  loại  công nghiệp hoá khác nhau: Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Các loại công nghiệp hoá này, xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học  và  công  nghệ  là  giống  nhau.  Song  chúng  có  sự  khác  nhau  về  mục  đích,  về phương  thức  tiến  hành,  về  sự  chi  phối  của  quan  hệ  sản  xuất  thống  trị.  Công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau. 

Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp. 

Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa, hiện đại  hóa  là  quá  trình  chuyển  đổi  căn  bản,  toàn  diện  các  hoạt  động  sản  xuất  kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 

Quan  niệm  nêu  trên  cho  thấy,  quá  trình  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa  ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển. Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định. 

Do  những  biến  đổi  của  nền  kinh  tế  thế  giới  và  điều  kiện  cụ  thể  của  đất nước, công nghiệp hoá, hiện  đại hoá ở nước ta có những  đặc  điểm chủ yếu sau đây: 

  • Công nghiệp hoá,  hiện  đại  hoá theo   định  hướng xã  hội  chủ  nghĩa,  thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
  • Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
  • Công nghiệp hoá,  hiện  đại  hoá trong điều kiện    cơ chế   thị  trường có  sự điều tiết của Nhà nước.
  • Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất – kỹ thuật của một xã hội là sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học – kỹ thuật; tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội; đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị.

Nói cơ sở vật chất – kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó là nói cơ sở  vật  chất  –  kỹ  thuật  đó  đã  đạt  đến  một  trình  độ  nhất  định  làm  đặc  trưng  cho phương thức sản xuất đó. 

Đặc trưng của cơ sở vật chất – kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu. Đặc trưng của cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá.

Chủ nghĩa xã hội – giai đoạn thấp của phương thức sản xuất mới cao hơn chủ nghĩa tư bản – đòi hỏi một cơ sở vật chất – kỹ thuật cao hơn trên cả hai mặt: trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Do vậy, có thể hiểu, cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên  trình  độ  khoa  học  và  công  nghệ  hiện  đại  được  hình  thành  một  cách  có  kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 

Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, dù đã có công nghiệp,     có cơ  sở vật  chất  –  kỹ thuật  của chủ nghĩa  tư bản  tiến  bộ  đến đâu cũng chỉ là những tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã    hội.  Muốn  có cơ sở    vật  chất – kỹ thuật của   chủ  nghĩa  xã hội,   các

nước này phải thực hiện quy luật nói trên bằng cách tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp thu vận dụng và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; hình thành cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm