VÌ SAO NÓI BẾP LỬA KÌ LẠ VÀ THIÊNG LIÊNG (BÀI THƠ "BẾP LỬA" BẰNG VIỆT

2 câu trả lời

$\text{@dieulinh2k7~~}$

-Bếp lửa “kì lạ”: Hình ảnh bếp lửa vốn bình dị, quen thuộc trong gia đình bỗng trở nên “kì lạ” bởi nó không chỉ được nhóm lên bằng vật liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên bởi ngọn lửa trong chính lòng bà – ngọn lửa của sức sống, niềm tin và tình yêu thương mãnh liệt. Bếp lửa ấy còn “kỳ lạ” bởi nó có sức tỏa sáng đặc biệt, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong lòng con người.

- Bếp lửa “thiêng liêng”: Chính vì vậy, nhà thơ cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của bếp lửa. Bếp lửa không chỉ biểu tượng cho tình bà cháu thắm thiết mà còn biểu tượng cho sức sống, niềm tin bất diệt cho cả dân tộc. Với những ý nghĩa thiêng liêng ấy, bà đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho thế hệ đi trước – những người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ mai sau.

Bếp lửa kì lạ chẳng đâu có được sự đầm ấm như bếp lửa mang lại. Bếp lửa thiêng liêng vì tình cảm bà cháu được khơi dậy từ hình ảnh bếp lửa. Câu thơ đúc kết toàn bộ thơ toàn bài đồng thời cũng nói lên tình cảm của tác giả với người bà, quê hương, đất nước.

$@duongcv0304$

`#HĐ247`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước