Vì sao nhiễm điện do tiếp xúc thì thanh kim loại đến gần quả cầu cùng thì mang dấu của quả cầu và khi đi ra xa thì thanh kim loại vẫn nhiễm điện?Còn nhiễm được do hướng ứng thì gần quả cầu lại manh điện trái dấu còn khi đi ra xa thì điện lại trung hoà như ban đầu ?
2 câu trả lời
Giải thích các bước giải:
Nhiễm điện do tiếp xúc, thanh kim loại bị nhiễm điện do thừa hoặc thiếu electron, nên khi đưa ra xa quả cầu, thanh kim loại vẫn nhiễm điện.
Nhiễm điện do hưởng ứng, đầu thanh kim loại gần quả cầu hơn nhiễm điện trái dấu và đầu kia nhiễm điện cùng dấu, là do có sự phân bố electron ở hai đầu thanh. Khi đưa thanh ra xa quả cầu, electron phân bố lại, làm cho thanh trung hòa điện.
Đưa thanh kim loại lại gần quả cầu nhiễm điện thì đầu kim loại gần quả cầu sẽ nhiễm điện trái dấu với quả cầu, đầu kia của thanh kim loại sẽ nhiễm điện cùng dấu quả cầu. Hiện tượng như vậy gọi là hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Đối với hiện tượng này thì tổng số điện tích trên thanh kim loại không hề thay đổi, khi đưa lại gần thì các electron tự do vị lực điện do quả cầu nhiễm điện gây ra đẩy về một đầy thanh kim loại, đầu còn lại của thanh kim loại thiếu electron nên nhiễm điện dương.
Khi đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì không còn lực điện tác dụng lên các electron tự do nữa. Vậy các electron này lại phân bố đều trên toàn thanh kim loại làm trung hòa điện trên thành.