Vì sao N trong HNO3 ở số oxi hóa cao nhất nên có tính oxi hóa mạnh, còn P trong H3PO4 cũng ở số oxi hóa cao nhất nhưng không có tính oxi hóa
1 câu trả lời
Giải thích: $H_{3}PO_{4}$ là 1 triaxit (axit 3 nấc) và có số oxi hóa của $P$ là $+5$ nhưng $P$ lại bền ở số oxi hóa.
Tác nhân oxy hóa ở 2 axit này là $\mathop{N}\limits^{+5}$ và $\mathop{P}\limits^{+5}$ : thực chất thì $H_{3}PO_{4}$ vẫn có tính oxi hoá nhưng rất yếu, do đó khi nói $H_{3}PO_{4}$ không có tính oxi hoá là không hoàn toàn chính xác.
Vì số oxi hóa bền của $Nitơ$ là $0$: tức là $N_{2}$. Do vậy $\mathop{N}\limits^{+5}$ có xu hướng nhận điện tử để về số oxi hóa bền $(0).$
$\mathop{N}\limits^{+5}$ ---> $\mathop{N}\limits^{+4}$ ---> $\mathop{N}\limits^{+2}$ ---> $\mathop{N}\limits^{+1}$ ---> $N_{2} (0 = bền )
Trong khi đó, vì độ âm điện của P nhỏ hơn N nên số oxi hóa bền của $Photpho$ lại là $+5$ chứ không phải là $0$ như $Nitơ$. Khi $H_{3}PO_{4}$ tác dụng với chất khử mạnh thì nó vẫn thể hiện tính oxi hóa của mình.