2 câu trả lời
Gần 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ đã có nhiều người viết về nguyên nhân vì sao Liên Xô sụp đổ một cách có hệ thống, nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến kết luận sự sụp đổ của Liên Xô có nguyên nhân sâu xa là do những sai lầm, khuyết tật của mô hình XHCN Xô viết, một chế độ xã hội đã đạt những thành tựu vĩ đại, đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại, góp phần quyết định cứu loài người khỏi thảm họa phát - xít, nhưng đã trở nên trì trệ, không đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Cuộc cải tổ sai lầm ở Liên Xô do M. S. Gorbachev đề xướng là nhân tố trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước Liên Xô.
Loạt bài này khai thác những tư liệu được công bố gần đây (chủ yếu là công trình “Bí ẩn diệt vong của Liên Xô - lịch sử những âm mưu và phản bội 1945 - 1991” của tác giả A. P. Seviakin nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước Xô viết vào năm 1991.
Vào những năm tháng cuối cùng của thời Xô viết, có 7 nhân vật tên tuổi đã tạo nên công cuộc cải tổ để rồi chính họ phá tan Đảng Cộng sản Liên Xô, phá tan nhà nước Xô viết, làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô. Nhưng trước hết và quan trọng nhất là M. Gorbachev.
Khởi đầu sụp đổ
Người dân mang tem phiếu xếp hàng để mua tại một cửa hàng, hình ảnh tiêu biểu về thời bao cấp ở Ba Lan trong những năm 1980
Cuối những năm 1980, hầu như tất cả các nền kinh tế bao cấp các ở nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đều có vấn đề. Người dân ở Kavkaz và vùng Baltic đã yêu cầu quyền tự chủ từ Moskva, sau đó điện Kremlin đã bị mất quyền kiểm soát tại một số khu vực và lãnh thổ trong Liên Xô. vào tháng 11 năm 1988, Cộng hòa Chủ nghĩa Xô Viết Estonia đã ban hành tuyên bố chủ quyền lãnh thổ,[13] dẫn đến các nước cộng hòa khác trong khối phía Đông cũng đưa ra tuyên bố tương tự về quyền tự chủ.
Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra hồi tháng 4 -1986 đã tác động, ảnh hưởng rất lớn lên chính trị và xã hội, Thảm họa Chernobyl là một trong những yếu tố khởi nguồn quan trọng gây ra sự sụp đổ khối Đông và Liên Xô năm 1991. Vụ tai nạn đã tác động to lớn đối với chính sách Glasnost của Liên Xô nhằm tăng sự minh bạch hóa đến mức tối đa các hoạt động của các cơ quan nhà nước[14][15] Không thể thống kê hết được những hậu quả do thảm họa hạt nhân gây ra. Theo Mikhail Gorbachev, Liên Xô đã chi 18 tỷ rúp (tương đương 18 tỷ đô la Mỹ vào thời điểm đó) về ngăn chặn và khử nhiễm phóng xạ, Ngân khố Liên Xô gần như cạn kiệt và bị phá sản.[16] Ở Ukraine, thảm họa Chernobyl là một biểu tượng của phong trào dân tộc chủ nghĩa, biểu tượng của tất cả những gì Liên Xô đã làm sai gây hậu quả nghiêm trọng, Ukraine đã phải phát triển một hệ thống phúc lợi lớn và nặng nề để khắc phục những hậu quả hạt nhân.