Vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh qua bài văn cảnh khuya . Bài văn nha cb
2 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách anh hùng giải phóng dân tộc mà còn được biết đến với vị trí một danh nhân văn hóa thế giới. Một trong những tác phẩm nổi tiếng để lại trong em cảm khó tả là bài thơ “Cảnh khuya”
“Cảnh khuya” được Bác viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lợi trên chiến trường Việt Bắc. Bài thơ đã thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của long yêu nước sâu sắc.
Khi đọc hai câu thơ đầu tiên, em cảm thấy vô cùng ấn tượng trước khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya dưới con mắt nghệ sĩ của Hồ Chí Minh:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Đêm khuya nơi núi rừng hoang vắng , Bác đã ngồi tâm sự cùng trăng. Người lắng nghe tiếng suối chảy róc rách bên tai. Tiếng suối được Bác ví như là “tiếng hát xa”, nó gợi lên một âm thanh thật trong trẻo, nhẹ nhàng, gần gũi, giao hòa ấm áp giữa con người với thiên nhiên. Vì thế sống với thiên nhiên Bác luôn cảm thấy như sống với con người hay nói khác đi Bác coi thiên nhiên là bè bạn, là tri ân, tri kỉ biết chia sẻ buồn vui với mình.
Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà đẹp thế. Cả núi rừng Việt Bắc tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không gian mát dịu, len lõi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hòa quyện cùng thiên nhiên, cây cỏ:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Chữ “lồng” được điệp lại hai lần đã nhân hóa vầng trăng, cổ thụ và hoa. Ngôn ngữ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên có đường nét tinh khôi, tâng bốc. Cảnh khuya trong sáng lung linh, huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoa, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao.
Đến hai câu thơ tiếp theo, Bác đã khéo léo gửi gắm tâm trạng của mình:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Nước nhà đang bị giặc giày xéo. Cuộc đời còn lầm than, cơ cực, bao năm tìm con đường cứu nước. Nay nước còn đang trong hoàn cảnh khói lửa đạn bom Bác sao có thể yên tâm mà nhắm mắt ngủ được. Chưa ngủ chưa hẳn do cảnh đẹp của cảnh khuya mà Bác chưa ngủ vì lo cho đất nước cho dân. Bác từng nói rằng: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc làm sao cho nước hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành!”
“Cảnh khuya” có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạng và hiện thực. Bài thơ đã thể hiện được không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác. Mà còn bộc lộ tâm trạng thật tự nhiên, chân thực.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”Đêm xuống, trăng càng sáng và lan tỏa khắp mọi không gian. Trong rừng vắng lắng, nhân vật trữ tình càng nghe thấy rõ được tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng như âm thanh của tiếng hát sâu lắng. Bác đã vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh để diễn tả tiếng suối.Không chỉ dừng lại ở đó, ánh trăng chiến khu cũng được Bác khắc họa sinh động. Hình ảnh trăng trong thơ Bác vốn đã rất quen thuộc:“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”(Ngắm trăng)Còn trong “Cảnh khuya”, ánh trăng được Bác diễn tả qua câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Cả hai cách hiểu đều cho thấy vẻ đẹp của ánh trăng. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.Không chỉ khắc họa thiên nhiên trong đêm trăng, Bác còn gửi gắm tâm trạng của mình:“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn mang một nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước tươi đẹp phải được độc lập, nhân dân phải được hạnh phúc.Như vậy, bài thơ “Cảnh khuya” mang những nét tiêu biểu cho phong cách nội dung và nghệ thuật của Hồ Chí Minh.