Văn bản : Chiếc lược ngà Tìm hiểu về nhân vật ông sáu
2 câu trả lời
1.1 Ông Sáu là người chiến sĩ Cách Mạng yêu nước,dũng cảm:
-Lí tưởng yêu nước cao đẹp :ông Sáu tham gia kháng chiến chống Pháp trong 7,8 năm chưa một lần về thăm nhà mặc dù rất nhớ vợ con.
-Tinh thần dũng cảm,ý chí chiến đấu kiên cường, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc:
+Tham gia 2 cuộc kháng chiến,trải qua rất nhiều khó khăn,gian khổ
+Trong một trần càn lớn của quân Mĩ-Ngụy,ông Sáu đã anh dũng hi sinh
-Tình đồng đội cao đẹp:Gắn bó thân thiết với Bác Ba
+Đồng cam cộng khổ,chia sẻ nỗi niềm,thấu hiểu nhau
+Ông Sáu tin tưởng Bác Ba và trao lại chiếc lược ngà
-> Như vậy ,ông Sáu là người chiến sĩ yêu nước,dũng cảm,sẵn sàng hi sinh vì độc lập dân tộc.Đó là vđẹp của người chiến sĩ CM,của con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến gian khổ,hào hùng.
1.2 Ông Sáu là người cha yêu thương con sâu sắc.
*Tình yêu thương con thể hiên khi ông Sáu về thăm nhà:
-Tâm trạng khao khát gặp con:Trong hoàn cảnh xa gia đình,không được gặp con,ông Sáu khao khát và mong chờ được gặp con với tất cả tình yêu thương dòn nén.Bằng linh cảm của người cha,ông đã nhận ra ngay con ,xuồng chưa vào bờ,ông đã chạy đến chỗ con.
-Nỗi khổ của ông Sáu khi bé thu ko nhận cha:
+Ông Sáu đau đớn,hụt hẵng"anh sững lại đó...như bị gãy"
+Tìm cách để được gần gũi,trò chuyện với con nhưng Thu đều lảng tránh-thái độ ấy khiến ông rất đau khổ"nhìn con vừa...không khóc được"
+Vẫn cố gắng,kiên trì chờ đợi,chỉ mong được nghe con gọi tiếng"ba"
-Tâm trạng xúc động:Khi nghe tiếng gọi ba bất ngờ và những hành động bày tỏ tình cảm của bé Thu,ông Sáu rất cảm động,ko kìm được lòng mình mà rút khăn ra lau nước mắt
* Tình thương yêu con bộc lộ ở trong tình huống ở khu căn cứ:
-Tâm trạng của ông Sáu:mặc dù phải chịu nhiều thiếu thốn,hàng ngày đối diện với những khó khăn và cả nguy hiểm nhưng ông Sáu vẫn giữ vững ý trí kiên cường.Ông chỉ day dứt ân hận vì đã lỡ tay đánh con.Trong tâm trạng đó ông rất nhớ lời dặn của bé Thu lúc chia tay muốn ba mua cho 1 cây lược.
-Hành động:Công phu,tỉ mỉ làm chiếc lược từ một khúc nhà voi tìm trong rừng
-Trước lúc hi sinh,không thể trăn trối được điều gì,ông cố gắng thu hết sức lực đưa cây lược cho người đồng đội để nhờ trao lại cho con gái.Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình yêu thương vô bờ bến mà người cha dành cho con.
Chúc bn hok tốt!!Xin ctlhn ạ!!
`a)` Khi xuồng vừa cập bến:
- Ra đi đánh giặc từ năm `1946`, mãi đến năm `1954`, hoà bình lập lại, ông mới được về phép thăm nhà một vài ngày.
- Cái tình người cha cứ nôn nao trong người ông.
- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con. Xuồng chưa cập bến, ông đã nhún chân “nhảy thót lên” rồi vừa “bước những bước vội vàng”, ông vừa “khom người đưa tay đón chờ con”, cái vết thẹo đỏ ửng lên, giật giật, giọng ông lặp bặp, run run. Nhưng, cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba" cũng không được trọn vẹn: Con bé sợ hãi vụt chạy và kêu thét lên gọi má.
- Ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn “đứng sững lại đó, nhìn theo con”, nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy $⇒$ nỗi đau được miêu tả hết sức cụ thể, xúc động.
`b)` Ba ngày ở thăm nhà:
- Trong ba ngày phép ngắn ngủi, ông Sáu không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng ông càng gần gũi, chiều thương, nó càng lảng tránh.
- Ông cố tình dồn con vào thế bí để con mình cất lên một tiếng “ba” nhưng con bé ương ngạnh nhất quyết không chịu. Ông chỉ biết nhìn nó mỉm cuời buồn bã, ẩn sau nụ cười là một nỗi khổ tâm, chua xót đến nỗi không khóc được.
- Ông yêu thương, săn sóc con từng li từng tí, như thể muốn bù đắp những thiệt thòi cho con: ông “gắp cái trứng cá to vàng” bỏ vào bát cho con. Nhưng nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé.....
- Những cố gắng yêu thương của người cha dường như đã trở nên bất lực. Trong nỗi tức giận, đau đớn, thất vọng đến tuyệt vọng, ông Sáu đánh con bé một cái vào mông.
`c)` Khi chia tay:
- Nhìn thấy con đứng trong góc nhà, ông “muốn ôm con, hôn con” nhưng “sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy” nên chỉ đứng nhìn nó với “đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”.
- Khi đứa con gái ngây thơ chợt nhận ra ba mình và kêu thét lên: “Ba… a… a… ba!, ông xúc động đến nỗi không kìm được nước mắt. Và không muốn cho con thấy mình khóc, ông Sáu “một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc xen lẫn cả niềm ân hận vì đã có lúc trót đánh con. Đó còn là những giọt nước mắt đầy xót xa khi giờ phút hội ngộ cũng lại là giây phút chia li.
`d)` Tình cảm của ông Sáu với con còn được biểu hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu trở lại khu căn cứ:
- Sau khi chia tay với gia đình trở lại căn cứ, ông rất nhớ con, xen lẫn sự day dứt, ân hận vì đã đánh con.
- Lời hứa với đứa con gái ra đi đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược dành cho con.
- Tác giả tập trung diễn tả tình cảm của ông Sáu xung quanh chuyện làm chiếc lược:
+ Khi kiếm được khúc ngà, ông "vui sướng như đứa trẻ được quà”.
+ Rồi ông dồn hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cẩn thận cưa từng chiếc răng lược, “tỉ mỉ, cố công như một người thợ bạc”.
- Chiếc lược ấy không chỉ quý giá bởi được làm bằng một vật liệu quý hiếm mà còn bởi nó kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kì diệu làm sao!
- Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng ông. Chiếc lược nhỏ bé ấy, kì diệu thay, đã làm dịu nỗi nhớ con và ánh lên niềm hi vọng khắc khoải trong ông rằng sẽ có ngày được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỉ niệm này. Hằng đêm, ông đã ngắm chiếc lược, cố mài lên mái tóc, cho chiếc lược thêm bóng, thêm mượt.
- Nhưng tình cảnh thật đáng thương, không kịp mang cây lược ngà về cho con, người cha ấy đã hi sinh trong một trận càn. Trước lúc hi sinh, ông Sáu vẫn nhớ đến chiếc lược và nhờ ông Ba - người bạn chiến đấu - đem về trao tận tay cho con.
$⇒$ Cây lược trở thành một bản di chúc không lời, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người cha: ước nguyện của tình phụ tử.
- Đúng như ông Ba nói: “chỉ có tình cha con là không thể chết được”.
$⇒$ Chiếc lược ngà mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng sống động về tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt của ông Sáu dành cho đứa con gái bé bỏng của mình. Đồng thời, nó cũng là minh chứng cho một bi kịch chiến tranh, để lại nhiều ám ảnh đau xót trong lòng người đọc.