Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

2 câu trả lời

Đà Nẵng ngày 20 tháng 10 năm 2021.

Ngọc Anh thân mến. Là Bảo Nguyên viết thư cho bạn đây.
Ngọc Anh ơi, Bảo Nguyên vừa có một giấc mơ về ngôi trường mà mình và bạn đang học, mình rất xúc động và viết thư kể lại cho bạn nghe. Đọc thư mình bạn đừng cười nhé.
Đang mơ màng trong giấc ngủ sau một ngày làm việc vất vả, mình bỗng choàng tỉnh giấc. Hôm nay đã là ngày 20 tháng 10 năm 2041, ngày mình hẹn với bạn sẽ về thăm lại trường xưa, ngôi trường cấp II thân yêu của chúng mình. Nó đã tròn một trăm năm tuổi. Mình vùng dậy và chuẩn bị đến trường với niềm vui sẽ được gặp lại ngôi trường sau bao năm xa cách.
Mình đi trên con đường thân quen từ nhà đến trường. Con đường xưa mình và Ngọc Anh vẫn đi bộ cùng bạn bè sao hôm nay dài thế! Mình vừa đi vừa thất sốt ruột. Kể từ khi học xong phổ thông, mình đi du học rồi đi làm. Thời gian trôi đến là nhanh, mới thoáng đây thôi mà đã 10 năm rồi, không đủ cho mình nhận ra mình đã thay đổi đến thế nào. Bỗng dung trong lòng mình cảm thấy nao nao, vui buồn cứ lẫn lộn. Cuối cùng, mình đã đến trường. Quang cảnh trường sau 10 năm sao mà đổi thay đến vậy? Mình bồi hồi, lặng ngắm cánh cổng trường. Hồi ấy, vào khóa học của chúng mình, nó được sơn màu xanh thẫm như màu lá cây cổ thụ, và hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trưng Vương” màu xanh nước biển. Bây giờ cổng trường và các tấm rào được sơn màu vàng nhạt, còn tên trường lại màu xanh thẫm. Mình thả bộ một vòng quanh trường. Sau 10 năm trường mình đã hiện đại hơn nhiều. Bốn dãy nhà A, B, C D hai tầng xưa kia không còn nữa. Thay vào đó là ngôi nhà 6 tầng sơn màu vàng nhạt trông rất sang. Còn khu vực để xe của chúng mình hồi ấy bây giờ là bể bơi và nhà thể dục đa năng cho học sinh. Trật tự sắp xếp lớp học cũng thay đổi hoàn toàn. Thay vào những phòng học mang tên lớp 6a1, 9a2… là những phòng học theo tên các môn học như phòng Ngữ Văn, phòng Toán, phòng Tin, phòng Vật Lí… phòng nào cũng có vài ba tủ sách và tủ đựng các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, màn hình… Khu nhà trước là căng tin và phòng Đoàn đội giờ là một tòa nhà 4 tầng cửa chớp sáng bóng. Tầng một của ngôi nhà vẫn là căng tin và phòng y tế; tầng hai là nơi dành cho các bộ phận quản lí trường như phòng hiệu trưởng, hiệu phó, phòng quản lí học sinh; tầng ba là nơi nghỉ giữa giờ của các thầy cô, tầng bốn là các hội trường nhỏ dành cho sinh hoạt ngoại khóa hay đoàn đội… Quả thực với một học sinh trở lại thăm trường đầu tiên sau bao nhiêu năm như mình, đây là một sự thay đổi quá lớn lao, dường như mình không thể nhìn thấy chút dấu tích gì về trường cũ ngày xưa ngoài mấy cây bàng đang xòe tán dưới sân trường. Vẫn biết đổi thay là điều đương nhiên nhưng mình bỗng cảm thấy có chút ích kỉ, mình muốn trường mình lại như ngày ấy, như mình đã ngắm kĩ không biết đến bao lần, mình chẳng muốn thấy một sự thay đổi gì cả dù hết sức nhỏ nhoi. Mình đi vội vào sân trường. Hai hàng cây phượng vĩ đã không còn nữa. Đáng lẽ bây giờ nó đã đỏ rực những hoa và xõa bóng che mát gần hết sân trường. Mình tiếc quá. Dù trường có hiện đại hơn nhưng không còn những “bông hoa học trò” thì buồn lắm. Vìa kia, mình chỉ thấy cô chủ nhiệm của chúng mình. Thời gian, làm chúng mình trưởng thành, làm thay đổi bao thứ mà lại chẳng thay đổi được ánh mắt, nụ cười và tình yêu thương bao la của cô. Tóc cô đã bạc màu và gương mặt có hơi nhăn một chút, nhưng mà hình như cô vẫn thế. Cô đã khóc, khi thấy mình chào cô. Có lẽ cô rất xúc động vì nhìn thấy mình đã trưởng thành và cũng vì đã lâu mình chưa về thăm lại cô. Mình bỗng nhớ lại những lần sinh hoạt lớp, chúng mình quay lại thành một vòng trong, cô ngồi ở giữa, cô trò cùng hát vang bài ca đã thuộc từ ngày mới bước chân vào cổng trường Trưng Vương “Mở trang truyền thống chói sáng tên vàng. Thầy cô mến yêu đã viết nên trang sách hồng. Bao tháng năm trôi qua, vẫn ngạt ngào sắc hương, tự hào biết bao, ta là học sinh Trưng Vương”. Rồi “Chào ngày vui giữa thủ đô cùng gặp nhau trong bao mến thương. Kỉ niệm xưa không hề phai, bạn bè tình thêm lưu luyến. Từng gắn bó chung một mái trường, ta bước đi trên khắp nẻo đường. Trường Trưng Vương sáng mãi trong tim của ta”. Mắt mình cay xè và nhòa đi vì nước mắt. Mình ra sức dụi mà không ngăn được… bỗng có tiếng mẹ gọi: “Bảo Nguyên, dậy thôi, ngủ mơ gì mà cứ ú ớ vậy!”.
Thì ra mình đã có một giấc mơ đẹp. Mình đã tưởng tượng ra ngôi trường của mình 10 năm sau. Dù rằng trường mình bây giờ chưa hiên đại và dù rằng một ngôi trường hiện đại phải là ngôi trường như mình thấy trong mơ nhưng không hiểu tại sao mình vẫn muốn trường mình như hôm nay, không thay đổi, giống như mình và bạn đang găn bó với nó, phải không Ngọc Anh? Và lòng mình cứ vang vang câu nói: Ai dám cho rằng mái trường không phải là nơi tuyệt vời nhất trên đời này?
Bảo Nguyên !

@học tốt

@no copy

                                                                            ........................., ngày 25 tháng 5 năm 2041

Minh thân mến!

                Bao lâu rồi chúng ta chưa nói chuyện với nhau như thế này nhỉ? Cậu sống ở nước ngoài đã quen chưa? Bây giờ tớ đã là hiệu trưởng của trường cấp 1 mà lúc trước bọn mình học chung rồi đấy. Mấy hôm trước, tớ đã thành công sát nhập trường Tiểu học và trường cấp hai cũ bọn mình học, đó là điều mà lúc trước chúng ta vẫn ao ước. Tớ rất vui và hôm nay, tớ sẽ kể cho cậu nghe về ngôi trường cấp hai cũ của bọn mình.

                Sau 20 năm trở lại, tuy ngôi trường đã thay đổi nhưng chỉ đi bộ dọc theo con đường đến trường cảm xúc của tớ nó cứ rộn ràng, bồi hồi như ngày đầu tiên đến trường vậy, mọi kí ức tuổi thơ cứ thế ùa về, thân quen làm sao! Giờ đây, hình ảnh cái cổng trường cũ đã bạc màu và nhiều vết sơn bị tróc hết đồng hành cùng chúng ta trong suốt 4 năm cấp 2, giờ đây đã được xây thành một cánh của tự động to lớn vô cùng. Trên cái cổng, nổi bật dòng chữ Trường THCS Đồng Thái to tướng. Bước vào trong trường, tớ gặp lại bác bảo vệ năm xưa, bác vẫn minh mẫn và hay cằn nhằn như ngày nào. Ngày xưa, ngôi trường chỉ là những dãy nhà 2 tầng đơn sơ, tường chát vôi, cửa sổ gỗ, thiết bị dạy học thì thiếu thốn,... Còn bây giờ, với diện tích khuôn viên trường lớn nhất nhì thành phố, Đồng Thái tự hào là ngôi trường đáng để học tập và trưởng thành bởi những dãy nhà 4 tầng nối nhau từ cổng trường vào sâu bên trong tạo thành hình chữ U, tuy không có sân trường nhưng có đủ khu vực vui chơi giải trí cho học sinh, có nhà để xe riêng cho giáo viên và học sinh, có thêm cả canteen với biết bao đồ ăn bổ dưỡng, phòng tập thể dục phục vụ cho những ngày nắng mưa có thể chứa tới 2 nghìn học sinh,... Nhờ có sự đầu tư và của công nghệ phát triển, mỗi lớp học đều là tường cách âm, hệ thống máy điều hòa và máy sưởi tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, các lớp học có đầy đủ bảng đen, máy tính, tivi. Không chỉ cơ sở vật chất được đổi mới mà chất lượng giáo dục và tay nghề của giáo viên cũng được nâng cao lên rất nhiều. Nhà trường có các quy định quản lí học sinh nghiêm ngặt, công tư phân minh, các giáo viên tận tâm, nhiệt tình với nghề. Mình cũng gặp được các thầy cô giáo cũ dạy bọn mình hồi đó đấy, có cả cô chủ nhiệm của bọn mình cơ. Ngày trước ở lớp, Minh là người yêu quý cô nhất, chắc cũng buồn vì không được gặp cô nhỉ? Cô vẫn làm ở trong trường, mặc dù chỉ còn vài năm nữa là cô về hưu nhưng trông cô vẫn còn trẻ trung và xinh đẹp lắm, cảm giác như cô lão hóa ngược vậy. Hai cô trò gặp nhau và trò chuyện cười nói rôm rả thì lúc này, có một người đi tới bắt chuyện. Đó chính là thầy Phường – thầy dạy văn lớp 9 của lớp mình. Chắc do sự vất vả của công việc nên trông thầy gầy hơn trước, mái tóc đen ngày nào giờ đây đã có vài sợi bạc trắng, mặt cũng xuất hiện nếp nhăn nhưng có lẽ thứ không bao giờ thay đổi chính là ánh mắt của đen, sâu thăm thẳm của thầy. Vừa thấy thầy, mình đã vội đứng lên chào:

                - Em chào thầy ạ! Thầy còn nhớ em chứ?

                - Ồ... Bạn này trông quen quá cô Thuy nhỉ.

Nghe câu này mà tớ cứ ngậm ngùi, mãi một lúc sau thầy mới lên tiếng:

                - Thầy đùa tí thôi. Cái lớp 9A4 năm đó lúc nào cũng làm thầy phải đau đầu, làm sao thầy quên được. An giờ trưởng thành quá!

Ôi cậu biết không, thầy vừa dứt lời, tớ bật khóc như một đứa trẻ. Tớ trước đây đã kính trọng thầy thì nay lại càng kính trọng hơn. Thầy vẫn luôn là người có tâm và có tầm. Dù đã dẫn dắt không biết bao thế hệ học trò và chỉ dạy lớp ta chỉ 1 năm nhưng thầy vẫn nhớ như in mặt của từng người, dù tớ là người trẻ cũng không thể làm được như thầy. Tớ và thầy có ngồi nói chuyện rất lâu. Tớ có nhắc về cậu, vừa nghe tên thầy đã nhớ đến đứa con gái nhỏ nhỏ, xinh xắn, năng động và nghịch nhất lớp. Thầy cười nhiều lắm, thầy bảo rằng: nghề giáo tuy vất vả cực nhọc nhưng mỗi khi nhớ đến những chuyến đò mình đã chở thì thầy lại thấy tự hào vô cùng, nếu thời gian cho thầy 10 năm hay 20 năm nữa thầy vẫn sẽ cống hiến hết mình với nghề.

                Tớ lớn rồi mà còn trẻ con quá cậu nhỉ? Nhìn trường mình ngày càng hiện đại, khang trang, tớ thấy ghen tị với các bạn học sinh ở đây quá. Tớ ước mình trở về thời học sinh năm đó, cùng các cậu vui chơi, cùng vượt qua kì thi khó khăn nhất của đời người. Lần tới cậu về nước, lớp mình sẽ tụ họp rồi cùng về thăm trường, thăm thầy cô nhé. Và khi đó, chắc chắn các cậu sẽ ngạc nhiên thấy trường phổ thông liên cấp Tiểu học và THCS Đồng Thái dưới sự quản lí của mình phát triển lớn mạnh như thế nào. Thôi thư đã dài, mình dừng ở đây vậy.

                Chúc cậu mạnh khỏe. Tạm biệt nhé người bạn của tớ!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
20 giờ trước