Tưởng tượng 20 năm sau quay về trường cũ!(4-5 mặt giấy) 18h e lấy nha
2 câu trả lời
Bạn Tham khảo nha
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Lê Hồng Phong yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.
Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.
Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! - Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.
Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hoà - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:
- Bác... bác Hoà ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:
- .............. ... hả...?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?
- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.
- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.
- Sao bác biết? - Tôi nũng chịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.
- À! Ra thế! - Bác cười.
Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vẻ. Một lúc, bác Hiền bảo:
- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:
- Cô không khỏe ạ! - Tôi thắc mắc.
- À... ừ...! Mấy hôm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.
Tôi lúng túng hỏi:
- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:
- .........!
- Dạ! - Tôi bật dậy.
- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.
Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.
Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hoà và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Lê Hồng Phong đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.
Chúc bạn học tốt !
Mong được câu trả lời hay nhất ạ !
Lâu lắm rồi, kể từ ngày rời xa mái trường cấp hai cũng đã được hai mươi năm. Năm nay, tôi cùng các bạn nhân buổi họp lớp đã có dịp về thăm lại trường cũ.
Thời gian trôi qua thật nhanh, nhờ có cuộc họp lớp mà ban cán sự lớp, trong đó có tôi phát động mà chúng tôi có dịp trở về tuổi thơ. Hai mươi năm không phải thời gian quá dài nhưng cũng không phải quá ngắn, hai mươi năm đủ để có quá nhiều thay đổi. Sáng nay, tôi cố tình đến trường sớm hơn giờ hẹn với cả lớp. Trường sao khác quá, thỉnh thoảng tôi vẫn đi làm qua trường nhưng không có dịp quan sát kĩ. Cái cổng sắt cũ kĩ ngày nào, nơi chúng tôi dừng xe mua kem dạo khi tan học về nay đã trở nên khang trang, đẹp đẽ. Cổng chính rất to, hai bên là cổng phụ cũng đủ rộng để ô tô đi vào. Đi sâu vào sân trường, dạo quanh một vòng, tôi thấy hàng cây nhỏ năm nào nay đã to cao, tay tôi ôm không xuể. Hàng cây này do chính tay chúng tôi vun trồng và chăm sóc. Tôi ngó nhìn về phía nhà cấp bốn ngày xưa, nơi đội tuyển học sinh giỏi ôn luyện. Nhưng nhà cấp bốn không còn nữa, giờ đây nó đã trở thành khu nhà để xe cho cán bộ giáo viên trong trường. Khu nhà hai tầng trước kia chúng tôi học cũng đã được phá đi, thay vào đó là khu nhà ba tầng với các phòng học hiện đại, được trang bị đủ các thiết bị máy tính, máy chiếu… Khu nhà đa năng được khởi công từ ngày chúng tôi vừa lên cấp ba, nay trở về trường tôi mới có dịp thấy được sự tiện nghi, đầy đủ về cơ sở vật chất ở đây. Nhà đa năng có sảnh chính để tổ chức các hoạt động của trường hoặc học thể dục. Các phòng khác gồm phòng nhạc, phòng vẽ…
Những kỉ niệm thời học sinh cấp hai ùa về trong tôi, chính tại đây, chúng tôi chơi nhảy dây, đá cầu. Hàng ghế đá cũ kĩ kia là nơi chúng tôi từng ngồi chơi, hát hò, trêu đùa cùng nhau… Có cái gì đó như nghẹn ngào, rưng rưng… Lâu lắm rồi! Tôi mới có dịp… Bỗng từ đâu có tiếng gọi: “Phương!, là Phương A, con Phương béo”. Tôi quay ra thấy lũ bạn “đểu” của tôi ngày nào. Tâm Trứng Cá, Long Cận, Huyền Đen, và… hình như là Dương Đại Hiệp nữa. Đúng rồi, là chúng nó, nhóm “quỷ ma” của lớp A ngày ý. Chúng tôi, những học sinh giỏi nhất khối, giỏi nhất nhì tỉnh năm ấy nhưng cũng hay gây lộn, đánh nhau, nói chuyện, trốn học… nhất lớp. Chúng tôi gặp nhau, hò hét, nhảy cẫng lên, ôm lấy nhau và chửi yêu nhau. Nghe nói Long Cận giờ làm xây dựng, khu nhà mới của trường cũng là nó nhận thầu, có vẻ “oách xì dầu” lắm. Tâm Trứng cá thì sướng nhất rồi, ra trường được phân về làm giáo viên của trường luôn, dạy luôn môn Văn nó thích. Còn Dương Đại Hiệp kia giờ kinh doanh tự do cùng gia đình. Chúng tôi nhắc lại nhiều kỉ niệm trong đó có cả lần Dương viết thư cho tôi tỏ tình năm lớp 9. Thời trẻ con ngây ngô chúng tôi đã dành những tình cảm trong sáng nhất cho nhau.
- Dương, Phương vẫn cứ vần nhỉ? Người yêu cũ đấy… Huyền nhanh nhảu
- Chúng mày tầm bậy, giờ có cho tao thêm tiền tao cũng chả thèm cái Phương béo… Dương chữa thẹn nhưng tôi cũng không vừa.
- Này nhé, cho ông một phút xin lỗi tôi. Giả kiêu hả…
Chúng tôi ngồi đùa vui vẻ như những ngày xưa, đứa nào cũng thoải mãi, dễ chịu. Cũng sắp đến giờ, lát nữa thôi hẳn các bạn sẽ đến rất đông. Nhìn về phía cổng có chiếc ô tô trắng đi vào. Người bước xuống xe không ai khác là cô Trang. Ôi, giờ cô vẫn không khác xưa là bao. Trông cô có vẻ trẻ trung, hiện đại hơn nhiều. Chúng tôi chạy ùa về phía cô, ôm lấy cô và thi nhau hỏi han cô. Chả kịp để cô nói gì, chúng tôi hỏi thăm cô rối rít:
- Cô đẹp quá, cô mua xe rồi ạ? Ôi, chúng em luôn ngưỡng mộ cô!
- Sao mấy đứa vẫn y như ngày xưa nhỉ? Để cô thở đã nào… Lại đây với cô.
Trong lúc hàn huyên nói chuyện, cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi nhất. Cô động viên, an ủi tôi bởi cô hiểu những khó khăn tôi gặp phải trong công việc cũng như gia đình. Cô vẫn yêu thương tôi như ngày nào. Tôi vô cùng cảm động về tấm chân tình ấy. Buổi gặp mặt lớp hôm đó diễn ra thành công, tốt đẹp. Chúng tôi mỗi đứa đều có cuộc sống riêng nhưng chúng tôi luôn luôn nhớ về nhau, dành cho nhau những tình cảm đẹp đẽ như chúng tôi đã từng.
“Thời gian trôi qua mau, chỉ còn lại những kỉ niệm...”. Tôi tin rằng, ngôi trường ấy, bạn bè ấy, kỉ niệm ngọt ngào ấy rồi sẽ theo chúng tôi đi suốt cuộc đời này.