Từ hình ảnh người bà trong bài"bếp lửa" em có suy nghĩ gì về người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến

2 câu trả lời

Và hình ảnh người bà đã sống mãi trong lòng người đọc về một người phụ nữ Việt Nam âm thầm hi sinh, yêu thương cao cả và là ngọn lửa bất diệt của niềm tin cho người cháu yêu thương của mình, khơi dậy trong lòng chúng ta niềm xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng, cao đẹp.

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp, những năm tháng xa quê ở nước ngoài là nguồn cảm hứng thôi thúc nhà thơ viết nên bài thơ Bếp Lửa và những cảm nhận về tình bà cháu thấm thía, sâu sắc thiêng liêng. Và hình ảnh người bà đã sống mãi trong lòng người đọc về một người phụ nữ Việt Nam âm thầm hi sinh, yêu thương cao cả và là ngọn lửa bất diệt của niềm tin cho người cháu yêu thương của mình, khơi dậy trong lòng chúng ta niềm xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng, cao đẹp.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm gắn liền với hình ảnh người bà thầm lặng, từng ngày từng giờ nhen nhóm ngọn lửa để sưởi ấm trái tim người cháu yêu thương. Người bà hiện lên với hình ảnh chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc. Bà vẫn âm thầm với khói bếp hun nhèm mắt cháu mà đem tấm lòng già cả của mình, nuôi dưỡng cháu hay cũng chính là mầm non tương lai của đất nước để mong phát triển dân tộc. Đến những khổ thơ tiếp theo, người bà hiện lên qua lời kể của đứa cháu về những kỉ niệm một thời khi cháu còn nhỏ. Bà giống như người mẹ hiền đã nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo ban cháu từng ngày. Có lẽ nỗi nhớ mong da diết và sự thiếu thốn tình cảm của bố mẹ khi xa nhà đã vơi bớt phần nào khi có sự đùm bọc, yêu thương che chở của người bà.

Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa

Bà cũng là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Khi dặn cháu bố có gọi về chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên. Vậy là bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nỗi đau và những cơ cực túng thiếu bà đã ghim lại trong lòng mình để làm hậu phương vững chắc nơi tiền tuyến. Bà mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, sẵn sàng hi sinh mọi nỗi thống khổ của tình riêng để đặt tình chung lên trê, đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của lòng yêu tổ quốc, yêu kháng chiến và cách mạng đó ư. Bằng việt dường như dã thổi đến tâm hồn người đọc sức mạnh của lòng yêu nước, sự can đảm và hi sinh lớn lao qua hình tượng người bà.

Càng về cuối, nỗi xúc động dâng trào lên càng tha thiết mãnh liệt khiến cho hình ảnh người bà hiện lên càng chân thực và sống động hơn bao giờ hết, làm điểm sáng của toàn bộ bài thơ với những hành động và phẩm chất tuyệt đẹp. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người khiến cho ngọn lửa ấy cháy sáng bất diệt. Chính bà đã nhóm lên ngọn lửa ấm áp của thực tại, những hơn hết bà cũng nhóm lên ngọn lửa của yêu thương hồng lên để sưởi ấm cháu trong những phút yếu lòng, luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng, nối kết tình cảm đoàn kết với tình làng nghĩa xóm. Như vậy, trái tim của bà chính là ngọn lửa của niềm tin, của chiến thắng của những tình cảm yêu thương và những kỉ niệm ấu thơ làm hành trang nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài sau này. Để rồi dù có đi xa, có khói trăm tàu, có điện trăm nhà thì cháu vẫn khôn nguôi nhắc nhỏ "sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?".

Như vậy, bằng tài năng và tấm lòng chân tâm thực ý, nhà thơ Bằng Việt đã khắc họa hình ảnh người bà thật đẹp và thiêng liêng như ánh sáng của ngọn lửa bất diệt trong lòng người đọc. Hình ảnh người bà nhắc ta về tình bà cháu thiêng liêng, về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam yêu nước sẵn sàng hi sinh vì lợi ích cá nhân để vì tinh thần dân tộc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

2 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước