Trong thế gian này ai cũng tham sống sợ chết. Sự tham sống của con người vô cùng mãnh liệt, vì nó được tiếp nối từ vô thỉ kiếp cho đến nay. Vì tham sống cho nên chúng ta tìm đủ hết mọi cách để được sống. Vì tham sống cho nên con người ta bất chấp hết mọi thủ đoạn đê hèn, dã man và tàn nhẫn nhất để duy trì mạng sống cho chính mình. Tóm lại, tham sống sợ chết là không của riêng ai kể cả các loài vật khác. Con người, càng tham sống bao nhiêu lại càng sợ chết bấy nhiêu. Mà đã sợ thì không dám dùng từ chết, cho nên dùng từ mất, qua đời hoặc vãng sinh. "Bất tịnh" nghĩa là không sạch sẽ, trong lành. Quán bất tịnh tức là quán sát một cách tỉ mỉ, cùng tột thân con người để nhận thấy biết rõ ràng nó là không trong sạch. Đối với tất cả mọi người thì "quán thây ma" như thế chưa phải là phương thuốc mầu nhiệm, để chúng ta nhàm chán cái thể xác của mình và của người khác. Muốn nhàm chán, ghê tởm cái thể xác nhơ nhớp này thì ta phải thấy tận mắt cái "bất tịnh" của nó, từ khi nó bắt đầu thành hình cho đến khi nó bị hủy hoại. 1. Quán chủng tử bất tịnh Chủng tử là hạt giống, là yếu tố hay nguyên nhân để phát sinh ra thân này. Hạt giống của thân này gồm có hai phần: Phần tinh thần và phần vật chất. Phần tinh thần hay còn gọi là thần thức. Nó là chủ nhân ông của bao điều hoạ phúc trong hiện tại và mai sau. Thần thức này, hoà hiệp cùng tinh cha huyết mẹ để có một đời sống kế tiếp sau khi chết. Trong khi quán, hành giả phải vận dụng, tập trung ý lực mạnh mẽ để tưởng tượng một cách rõ ràng, như thấy trước tất cả hạt giống bất tịnh, để mà nhàm chán thân người, dẹp lòng tham đắm luyến ái xác thân này. 2. Quán bào thai bất tịnh trong bụng mẹ Cái bào thai, không nói, ai cũng biết là một cái bọc chứa đầy máu nhớt hôi tanh, dơ bẩn. Cái bào thai nằm lẫn lộn và lớn dần trong cái bọc bé nhỏ dơ bẩn ấy, giống như trong lỗ cầu xí vậy. Nhưng trong chỗ ấy, dù sao cũng còn có khoảng trống để xê dịch, còn có cửa thông hơi để ánh sáng và không khí lọt vào. Chứ trong bào thai thì cái thai phải nằm co rút lại, đẫm mình trong những chất nước, máu và nhớt vô cùng tanh hôi và không có được một chút không khí hay ánh sáng mặt trời lọt vào. Cái thai phải sống trong hoàn cảnh ấy không phải chỉ một ngày, một tuần hay một tháng mà phải đến chín tháng mười ngày mới thoát ra được. Vậy quán cái bào thai bất tịnh có nghĩa là vận dụng toàn lực ý niệm để nhận chân một cách rõ ràng như thấy trước mắt cái dơ bẩn, cái bất tịnh của bào thai là chỗ ở nhơ nhớp, hầu dẹp lòng rạo rực ham muốn tham đắm sắc thân người. 3. Quán hình tướng bất tịnh Sau khi đứa bé chào đời, có đầy đủ giác quan để tiếp xúc với ngoại cảnh, có đủ bộ phận cần thiết để điều hòa cuộc sống thể xác của mình. Những giác quan bên ngoài và bộ phận bên trong ấy, thường bài tiết ra những chất dơ bẩn, hôi hám; do đó, ta biết rằng cái thân này không trong sạch. Ngoài ra còn chín chỗ tiết ra các chất không trong sạch như đường đại thảy phân ra hôi thối, đường tiểu khai hôi, còn miệng nếu không súc rửa sẽ hôi dơ, hai lỗ tai tiết ra chất gọi là “cức rái”, hai lỗ mũi tiết ra chất gọi là “cức mũi” và hai con mắt tiết ra ghèn. Chín lỗ này chẳng khác gì chín "cái cống", lớn có, nhỏ có để chứa những thứ nhơ nhớp. Khi thân xác này còn mạnh khỏe, ta có thể làm vệ sinh sạch sẽ, nhưng đến lúc bệnh hoạn già nua ta không còn làm chủ được nữa, thì những lỗ ấy tự động xuất ra, các thứ dơ bẩn ấy. Do đó, mỗi hành giả muốn thành công và nhàm chán cái thân này, chúng ta phải thường xuyên quán tưởng để thấy sự nhơ bẩn của nó mà ta sinh nhàm chán, nhờ vậy mà ta không tham đắm luyến ái thân này. 4. Quán tự thể bất tịnh Vậy quán tự thể bất tịnh là quán sát cái thể chất của thân người, để nhận thấy rõ sự bất tịnh của nó như thế nào. Về chất cứng như xương, tóc, lông, móng tay. Chất lỏng như máu, nước miếng, nước mắt. Chất sệt như mỡ, óc, tủy. Trong các chất ấy, dù cứng, hay lỏng cũng chẳng có thứ nào là trong sạch cả. Về chất cứng, như tóc của chúng ta nằm trên đầu, ai cũng quý nó hết. Nhưng nếu ta không tắm rửa gội đầu thường xuyên hoặc chải chuốt chăm sóc hằng ngày thì lâu ngày nó trở nên hôi dơ bẩn thỉu, không một ai dám đứng gần. Tóc là thứ ở nơi cao quý của con người mà còn bất tịnh như vậy, thì những thứ khác như ruột, gan, phèo phổi lại còn bất tịnh biết chừng nào? Về chất lỏng, thì nước miếng là sạch nhất, vì nó được ở trong miệng là nơi hằng ngày được lau chùi súc rửa nhiều nhất. Thế mà lúc ra khỏi miệng, dù là của kẻ khác hay của chính mình, rủi bị dính vào mặt, vào áo, thì ta liền có thái độ và những cử chỉ tỏ rõ sự nhờm gớm ngay. Về chất sệt, thì não là phần quan trọng và được ở trong đầu óc là nơi cao quý nhất. Nhưng thử tưởng tượng, khi chúng ta đi xe hơi chẳng hạn, rủi bị tai nạn, người ngồi bên cạnh ta bị bể đầu, não trắng như đậu hũ tung tóe vào mặt mày chúng ta, thì chắc chắn những người thiếu bình tĩnh sẽ chết giấc vì ghê tởm.
2 câu trả lời
Trong thế gian này ai cũng tham sống sợ chết. Sự tham sống của con người vô cùng mãnh liệt, vì nó được tiếp nối từ vô thỉ kiếp cho đến nay. Vì tham sống cho nên chúng ta tìm đủ hết mọi cách để được sống. Vì tham sống cho nên con người ta bất chấp hết mọi thủ đoạn đê hèn, dã man và tàn nhẫn nhất để duy trì mạng sống cho chính mình. Tóm lại, tham sống sợ chết là không của riêng ai kể cả các loài vật khác. Con người, càng tham sống bao nhiêu lại càng sợ chết bấy nhiêu. Mà đã sợ thì không dám dùng từ chết, cho nên dùng từ mất, qua đời hoặc vãng sinh.
"Bất tịnh" nghĩa là không sạch sẽ, trong lành. Quán bất tịnh tức là quán sát một cách tỉ mỉ, cùng tột thân con người để nhận thấy biết rõ ràng nó là không trong sạch. Đối với tất cả mọi người thì "quán thây ma" như thế chưa phải là phương thuốc mầu nhiệm, để chúng ta nhàm chán cái thể xác của mình và của người khác. Muốn nhàm chán, ghê tởm cái thể xác nhơ nhớp này thì ta phải thấy tận mắt cái "bất tịnh" của nó, từ khi nó bắt đầu thành hình cho đến khi nó bị hủy hoại.
1. Quán chủng tử bất tịnh
Chủng tử là hạt giống, là yếu tố hay nguyên nhân để phát sinh ra thân này. Hạt giống của thân này gồm có hai phần: Phần tinh thần và phần vật chất.
Phần tinh thần hay còn gọi là thần thức. Nó là chủ nhân ông của bao điều hoạ phúc trong hiện tại và mai sau. Thần thức này, hoà hiệp cùng tinh cha huyết mẹ để có một đời sống kế tiếp sau khi chết. Trong khi quán, hành giả phải vận dụng, tập trung ý lực mạnh mẽ để tưởng tượng một cách rõ ràng, như thấy trước tất cả hạt giống bất tịnh, để mà nhàm chán thân người, dẹp lòng tham đắm luyến ái xác thân này.
2. Quán bào thai bất tịnh trong bụng mẹ
Cái bào thai, không nói, ai cũng biết là một cái bọc chứa đầy máu nhớt hôi tanh, dơ bẩn. Cái bào thai nằm lẫn lộn và lớn dần trong cái bọc bé nhỏ dơ bẩn ấy, giống như trong lỗ cầu xí vậy. Nhưng trong chỗ ấy, dù sao cũng còn có khoảng trống để xê dịch, còn có cửa thông hơi để ánh sáng và không khí lọt vào.
Chứ trong bào thai thì cái thai phải nằm co rút lại, đẫm mình trong những chất nước, máu và nhớt vô cùng tanh hôi và không có được một chút không khí hay ánh sáng mặt trời lọt vào. Cái thai phải sống trong hoàn cảnh ấy không phải chỉ một ngày, một tuần hay một tháng mà phải đến chín tháng mười ngày mới thoát ra được. Vậy quán cái bào thai bất tịnh có nghĩa là vận dụng toàn lực ý niệm để nhận chân một cách rõ ràng như thấy trước mắt cái dơ bẩn, cái bất tịnh của bào thai là chỗ ở nhơ nhớp, hầu dẹp lòng rạo rực ham muốn tham đắm sắc thân người.
3. Quán hình tướng bất tịnh
Sau khi đứa bé chào đời, có đầy đủ giác quan để tiếp xúc với ngoại cảnh, có đủ bộ phận cần thiết để điều hòa cuộc sống thể xác của mình. Những giác quan bên ngoài và bộ phận bên trong ấy, thường bài tiết ra những chất dơ bẩn, hôi hám; do đó, ta biết rằng cái thân này không trong sạch. Ngoài ra còn chín chỗ tiết ra các chất không trong sạch như đường đại thảy phân ra hôi thối, đường tiểu khai hôi, còn miệng nếu không súc rửa sẽ hôi dơ, hai lỗ tai tiết ra chất gọi là “cức rái”, hai lỗ mũi tiết ra chất gọi là “cức mũi” và hai con mắt tiết ra ghèn. Chín lỗ này chẳng khác gì chín "cái cống", lớn có, nhỏ có để chứa những thứ nhơ nhớp. Khi thân xác này còn mạnh khỏe, ta có thể làm vệ sinh sạch sẽ, nhưng đến lúc bệnh hoạn già nua ta không còn làm chủ được nữa, thì những lỗ ấy tự động xuất ra, các thứ dơ bẩn ấy.
Do đó, mỗi hành giả muốn thành công và nhàm chán cái thân này, chúng ta phải thường xuyên quán tưởng để thấy sự nhơ bẩn của nó mà ta sinh nhàm chán, nhờ vậy mà ta không tham đắm luyến ái thân này.
4. Quán tự thể bất tịnh
Vậy quán tự thể bất tịnh là quán sát cái thể chất của thân người, để nhận thấy rõ sự bất tịnh của nó như thế nào.
Về chất cứng như xương, tóc, lông, móng tay. Chất lỏng như máu, nước miếng, nước mắt. Chất sệt như mỡ, óc, tủy. Trong các chất ấy, dù cứng, hay lỏng cũng chẳng có thứ nào là trong sạch cả. Về chất cứng, như tóc của chúng ta nằm trên đầu, ai cũng quý nó hết. Nhưng nếu ta không tắm rửa gội đầu thường xuyên hoặc chải chuốt chăm sóc hằng ngày thì lâu ngày nó trở nên hôi dơ bẩn thỉu, không một ai dám đứng gần. Tóc là thứ ở nơi cao quý của con người mà còn bất tịnh như vậy, thì những thứ khác như ruột, gan, phèo phổi lại còn bất tịnh biết chừng nào?
Về chất lỏng, thì nước miếng là sạch nhất, vì nó được ở trong miệng là nơi hằng ngày được lau chùi súc rửa nhiều nhất. Thế mà lúc ra khỏi miệng, dù là của kẻ khác hay của chính mình, rủi bị dính vào mặt, vào áo, thì ta liền có thái độ và những cử chỉ tỏ rõ sự nhờm gớm ngay.
Về chất sệt, thì não là phần quan trọng và được ở trong đầu óc là nơi cao quý nhất. Nhưng thử tưởng tượng, khi chúng ta đi xe hơi chẳng hạn, rủi bị tai nạn, người ngồi bên cạnh ta bị bể đầu, não trắng như đậu hũ tung tóe vào mặt mày chúng ta, thì chắc chắn những người thiếu bình tĩnh sẽ chết giấc vì ghê tởm.