TRÌNH BÀY XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA ( NÊU NGUYÊN NHÂN)

2 câu trả lời

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng mối quan hệ với các nước phát triển về các ngành sản xuất công nghiệp, sự giao lưu, trao đổi về các yếu tố sản xuất càng khăng khít hơn.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ, mở rộng cơ hội tìm việc, đảm bảo hơn về thu nhập cho người lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, do vậy giúp cho người lao động có sự linh hoạt hơn trong lùa chọn các công việc phù hợp, tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động cho khu vực kinh tế liên doanh và kinh tế tư nhân

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ khí hoá nông nghiệp có tác dụng hạn chế dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm sức ép đáng kể cho nhu cầu lao động thành phố.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm tăng yêu cầu đối với chất lượng lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định do phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy.

Vì những lý do trên nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.

Ở Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế đang dần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Nhưng trước kia cơ cấu lao động nước ta phân bố chủ yếu ở ngành nông nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao. Vì vậy khi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp và đáp ứng được cơ cấu kinh tế, tức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp,...

Nguyên Nhân 

Mặc dù, giai đoạn 2015- 2020 Việt Nam đã có chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế khá tích cực nhưng xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu vĩ mô chưa thật sự ổn định, bền vững. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2015- 2020 có những tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể:

Một là, tuy lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở KV1, nhưng nguồn vốn phân bổ cho khu vực này rất thấp thể hiện phương thức sản xuất lạc hậu nên đóng góp vào GDP với tỷ trọng thấp.

Hai là, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tập trung chủ yếu vào KV2 và KV3, nhưng đóng góp vào GDP với tỷ trọng chưa đảm bảo mục tiêu so với KV1, nên hiệu quả sử dụng vốn trong các khu vực chưa đạt kỳ vọng đề ra.

Ba là, sự dịch chuyển của lao động và nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giữa các khu vực, đặc biệt là KV2 và KV3 chưa ổn định và thiếu tính đồng bộ. Điều này dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các ngành kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.

Bốn là, tuy KV3 có sự tăng trưởng đều đặn của lao động và vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực này chưa có chuyển dịch rõ ràng…

Giải pháp

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ định hướng: Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, với mục tiêu phát triển kinh tế trong 5 năm tới, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025): Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đến năm 2025 dưới 4%; Sự đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; Kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt khoảng 25%.

Trên cơ sở định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và kết quả phân tích, đánh giá, nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam theo hướng phát triển ổn định, bền vững hơn. Để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, cần triển khai các nội dung sau:

Thứ nhất, giải quyết hiện tượng thất nghiệp thời vụ bằng cách đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng xen canh, tăng vụ… Mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá; sử dụng máy móc, thiết bị thay thế lao động, áp dụng công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng phù hợp khả năng vốn, trình độ kỹ thuật để giải phóng lao động khỏi khu vực này và chuyển dịch sang các khu vực khác. Để nâng cao năng suất lao động, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ về nhiều mặt như hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, hệ thống vận tải, hệ thống giáo dục và điện khí hóa nông thôn…

Thứ hai, tận dụng lợi thế về nông, lâm, ngư nghiệp để phát triển khu vực này theo hướng bền vững và ổn đinh, cần tập trung công nghiệp hóa vào các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…; Một mặt, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp, hạn chế nhập khẩu. Mặt khác, giải quyết công ăn, việc làm cho lao động ở nông thôn.

Thứ ba, hiện nay, lực lượng lao động và nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tập trung vào khu vực công nghiệp, khai khoáng và xây dựng khá cao, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP chưa tương xứng, chứng tỏ khu vực này đang thâm dụng lao động và vốn.

Do đó, ngành công nghiệp cần phát triển theo hướng tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong nước thay thế các nguyên liệu nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu; ngành khai khoáng nên tập trung nâng cao giá trị sản phẩm bằng cách sản xuất, chế biến thành các thành phẩm, sản phẩm trung gian cung ứng cho ngành công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ tư, KV1 và KV2 phát triển bền vững sẽ tạo ra công ăn, việc làm, thu nhập cho người lao động và tạo ra nhiều sản phẩm nội địa chất lượng cao thì khu vực dịch vụ sẽ tự phát triển mạnh; đồng thời, hạn chế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu.

Tuy nhiên, muốn phát triển bền vững, ngoài các dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước cần tập trung khai thác đẩy mạnh vào những ngành “mũi nhọn” của Việt Nam như du lịch, các sự kiện trong và ngoài nước… nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến các nước trên thế giới.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm