trình bày tình hình chung các nc châu á (sử 9)

2 câu trả lời

Tình hình chung

-Sau chiến tranh, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra.

-Cuối những năm 50, phần lớn các nước đã giành được độc lập.

-Nửa cuối thế kỷ XX: Không ổn định

-Chiến tranh xâm lược xảy ra ở Đông Nam Á và Trung Đông

-Một số vụ tranh chấp biên giới và li khai diễn ra

-Một số nước đạt được thành tựu to lớn về kinh tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo, Ấn Độ…

-Ấn Độ: để phát triển kinh tế xã hội Ấn Độ thực hiện kế hoạch dài hạn, đạt nhiều thành tựu

-Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã tự túc được lương thực

-Các sản phẩm công nghiệp là dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông

-Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển mạnh.

-Ấn Độ đang cố gắng vươn lên thành cường quốc công nghệ phần mềm và vũ trụ

* Trung Quốc

1. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

-01.10.1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.

-Ý nghĩa: Là sự kiện có ý nghĩa to lớn với Trung Quốc và thế giới.

2. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978 đến nay)

-12/1978, Đảng Cộng Sản đề ra đường lối đổi mới. Chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc giàu mạnh và văn minh.

-Thành tựu: vô cùng to lớn.

-Kinh tế: GDP bình quân 9.6%, giá trị xuất nhập khẩu tăng 15 lần. Đời sống nhân dân tăng cao.

-Đối ngoại: địa vị quốc tế ngày càng cao. Thu hồi chủ quyền với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999).

-Ý nghĩa:

+Kết thúc sự nô dịch của đế quốc và phong kiến.

+Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

+Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Au sang Á.

+Ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

3. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959

a. Nhiệm vụ: đưa đất nước thoát nghèo, công nghiệp hóa và phát triển đất nước.

-Năm 1950, Trung Quốc khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp

-Cải taọ công thương ghiệp tư bản tư doanh và tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

-Tiến hành cách mạng văn hóa tư tưởng

-1949-1952 hòan thành khôi phục kinh tế.

-1953-1957 thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với những thành tựu đáng kể.

-Chính sách đối ngoại tích cực. Địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng lên một bước

b. Đối ngoại: 1949-1950

-Ký Hiệp ước hữu nghị Liên minh và tương trợ Xô-Trung 1950.

-Giúp nhân dân Triều Tiên chống Mỹ.

-Ủng hộ Việt Nam, các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

4. Đất nước trong thời kỳ biến động –1959-1978

Kinh tế: 1958 “Ba ngọn cờ hồng”, phong trào “Đại nhảy vọt” phát động toàn dân làm gang thép để đưa sản lượng gang thép lên cao.

-Đường lối Ba ngọn cờ hồng: nhiều, nhanh, tốt, rẻ.

-Đại nhảy vọt.

-Thành lập công xã nhân dân

Hậu quả: hàng chục người chết đói, nhà máy đóng cửa, đời sống nhân dân điêu đứng.

Chính trị: “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (5-1966-1968) để lại nhiều hậu quả đau thương, hỗn lọan, tàn phá kinh tế.

5. Công cuộc cải cách mở cửa từ 1978 đến nay

-12-1978 Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; thực hiện cải cách và mở cửa nhăm hiện đại hóa đất nước

-Đạt nhiều thành tựu to lớn nhất là về kinh tế: tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm 9,6 %; tổng giá trị nhập khẩu năm 1997 tăng 15 lần so với năm 1978, đời sống ngày càng nâng cao.

-Ý nghĩa: kinh tế phát triển nhanh; chính trị xã hội ổn định; địa vị được nâng cao trên trường quốc tế ; tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc.

Đối ngoại: củng cố địa vị quốc tế; bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam và In đô nê xia...; thu hồi chủ quyền ở Hồng Kông ( 7-1997) và Ma Cao (1999).

Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

- Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

- Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.

- Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.

- Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

- Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước