trình bày thành tựu kinh tế của nước ta dưới thời tiền lê?vì sao thành tựu kinh tế của nước ta dưới thời tiền lê lại phát triển

2 câu trả lời

Ruộng tịch (ruộng vua): như Bố Hải Khẩu (Thái Bình), Đỗ Động (Bắc Giang), Đọi Sơn (Hà Nam). Vào đầu xuân vua thực hiện lễ cấy tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, gọi là lễ tịch điền; lần đầu tiên vào năm 987 Lê Đại Hành đã thực hiện việc này. Sử sách ghi nhận đó là lễ tịch điền đầu tiên mà một vị vua Việt Nam thân hành đi cày. Triều đình sử dụng người tù tội hoặc nông dân làm nghĩa vụ lao dịch cày cấy, toàn bộ sản lượng thu hoạch về kho của triều đình.

Ruộng phân phong: Về chính sách phân phong ruộng đất, nhà Tiền Lê cơ bản kế thừa nhà Đinh. Chế độ phân phong cho các công thần, quan lại chỉ là tạm thời, để hưởng thuế, không trở thành ruộng đất tư hữu và phải trả lại triều đình sau khi được người phong qua đời. Ngoài một số công thần, vua Lê Đại Hành còn ban đất cho các hoàng tử làm thực ấp (tất cả 11 người).

Ruộng chùa: Nhà chùa cũng sở hữu một số đất đai.

Ruộng tư: Ruộng đất tư nhân do một số trang trại hình thành từ thời Bắc thuộc được triều đình trung ương cho phép tồn tại, thuộc quyền sở hữu tư nhân và được phép mua bán.

Ngoài ra, nhà Tiền Lê còn khuyến khích dân các nơi khai khẩn đất hoang để lập làng, mở rộng diện tích đất công[1]. Những ruộng đất ở làng xã và ruộng mới hình thành do khai hoang, nhân dân theo tập tục chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế cho triều đình.

Sử sách ghi nhận những thành quả phát triển nông nghiệp thời Tiền Lê, mùa mang tốt vào các năm 987, 989

Thủ công nghiệp

Trên cơ sở sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Một số quan xưởng thuộc sở hữu của triều đình được hình thành để sản xuất các vật dụng cho vua quan và đúc tiền, đúc vũ khí.

Đương thời ghi nhận một số công trình dung điện xây dựng như điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cổ giác vàng bạc, làm nơi coi chầu; điện Phong Lưu, điện Tử Hoa, điện Bồng Lai, điện Cực Lạc, lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Bộc, mái lợp ngói bạc[2].

Những nghề sản xuất thủ công nghiệp trong dân gian gồm có kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm giấy, đúc đồng, làm vàng bạc, đóng thuyền… với trình độ ngày càng nâng cao[8].

Thương mại Hệ thống đường sá giao thông đường bộ và đường thủy trong nước được các vua Lê quan tâm khai thông xây dựng. Sử ghi lại những sự kiện khai thông đường sá vào các năm 983, 1003, 1009.

Những thành tựu về kinh tế của nước ta thời Tiền Lê là

Về nông nghiệp : đã nhanh chóng phát triển và phục hồi nhue trước .giải quyết được vấn đề thống đất cho người dân

Về công thương nghiệp : ra đời và phát triển nhiều ngành thủ công.dệt lụa ,làm đồ gốm,...nhiều làng thủ công đã ra đời

Lập nhiều chợ mới,kinh tế dần được phục hồi và phát triển

Những thành tựu kinh tế của nước ta dưới thời tiền lê được phát triển bởi vì

Những đường lối,chính sách của nhà nước : cấm giết mổ trâu bò,cho lính về làm ruộng,kêu gọi mọi người cùng làm ruộng.Đặt ra các cơ quan chuyên về nông nghiệp.

Khuyến khích lập chợ mới,buôn bán với nước ngoài,phát triển các nghề thủ công truyền thống ....

Câu hỏi trong lớp Xem thêm