1- Tổ chức bộ máy chính quyền - Sau khi thắng giặc Minh Lê Lợi đã có những việc làm gì để xây dựng đất nước? - Những việc làm đó có ý nghĩa gì?

2 câu trả lời

* Những việc làm để xây dựng đất nước của Lê Lợi sau khi thắng giặc :

- Tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương

- Ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp , ổn định đời sống xã hội

- Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài , Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh

- Tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc(Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu) * Đoạn trong dấu ngoặc kép ghi cũng đc ko ghi cũng ko sao

=> Những việc làm đó của Lê Lợi nhìn chung đều mang ý nghĩa củng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước , ông đã góp công lao rất lớn đối với đất nước ta thời bấy giờ .

Sau khi thắng giặc Minh Lê Lợi đã:

-Lên ngôi hoàng đế(Lê Thái Tổ),đặt tên nước là Đại Việt.

-Tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới:

   Trung ương:

- Đứng đầu là vua,trực tiếp nắm mọi quyền hành

- Bãi bỏ một số chức quan cao cấp

- Giúp vua có quan đại thần và 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công )

- Các cơ quan chuyên môn bao gồm:Hàn lâm Viện,Quốc sử Viện,Ngự sử đài

   Địa phương: 

- Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên

- Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt ( dưới đọa là phủ,châu,huyện)

=>Ý nghĩa: Có thể thấy đây là bộ máy nhà nước hoàn chỉnh nhất thời phong kiến tập quyền.




Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức, chàng trai làm theo. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích. 4 Em rút ra những bài học gì cho bản thân từ văn bản trên 5 hãy viết đoạn văn từ 10-15 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò đối với những thử thách của mỗi người

39 lượt xem
1 đáp án
1 tháng trước