2 câu trả lời
Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc:
Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cản
Người Dao: sống ở các sườn núi 700 – 1000m.
Người Mông: trên các vùng núi cao.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng rõ rệt.
Người Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng.
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).
+ Hiên nay, một số dân tộc miền núi phía Bắc đã đến cư trú ở Tây Nguyên.
Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du hơn 30 dân tộc
- Ở vùng thấp: người Tày, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng. Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã.
- Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m.
- Người Mông sống trên các vùng núi cao.
- Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt
- Người Ê – đê ở Đắk Lắk
- Người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lại
- Người Mông, Cơ – ho ở Lâm Đồng…
- Duyên hải cực nam Trung Bộ có người Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Nam Bộ có người Khơ – me, người Chăm
- Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh
=> Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, những chính sách mới đã làm cho bức tranh phân bố các dân tộc trên lãnh thổ nước ta có nhiều thay đổi.