Trình bày nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa? Mô tả vòng đời của giun đũa.

2 câu trả lời

Nơi sống: giun đũa thường sống kí sinh trong ruột non của người , nhất là ở trẻ em.Cấu tạo-Cấu tạo ngoài:Cơ thể giun đũa dài bằng chiếc đũa. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa trong bị tiêu hóa bởi các dịch tiêu hóa có trong ruột non.-Cấu tạo trong:+Bên ngoài thành cơ thể là lớp biểu bì và lớp cơ dọc+Bên trong là khoang cơ thể, trong khoang có ổng tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở lỗ hậu môn+Các tuyến sinh dục dài và cuộn xung quanh ruột.Di chuyển: Giun đũa di chuyển hạn chế bằng sự cong duỗi cơ thểDinh dưỡng: hút chất dinh dưỡng từ trong ruột non của người và động vật để sống.

 

Nơi sống: Ký sinh trong ruột non người, nhất là ở trẻ em.  

Cấu tạoCơ thể giun đũa hình ống, có kích thước giống như một chiếc đũa (khoảng 25 cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.Thành cơ thể có lớp biểu bì & lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài & cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.                                                                                                              Di chuyển: Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường ký sinh.                          Dinh dưỡng: Giun đũa có hầu phát triển giúp đưa chất dinh dưỡng nhanh và nhiều theo một chiều theo ống ruột từ miệng đến hậu môn.                                                                                                    Sinh sản:Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: Giun cái 2 ống, đực 1 ống, dài hơn chiều dài cơ thể.Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200 ngàn trứng một ngày trong năm). Trứng giun đũa mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét.                                                      Vòng đời: Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến dạ dày ấu trùng chui ra, xuống ruột non, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi lại về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức ký sinh ở đấy.