Hãy viết bài văn biểu cảm về ngày Tết của gia đình em. Các bạn giúp mh nhé, ngày mai mh phải nộp BT cho thầy r Thanks các bạn💖💖💖

2 câu trả lời

Những ngày tết, khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam xinh tươi như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Tết đến đem theo những hy vọng về một năm mới may mắn, tốt đẹp hơn.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ em háo hức mong chờ Tết đến. Người lớn lại bận rộn chuẩn bị cho Tết. Thời tiết ngày xuân trở nên ấm áp hơn, những cành đào đang chớm nở. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Ngoài đường người đi mua sắm tấp nập. Tiếng cười nói, bán mua cho một cái tết đủ đầy vang lên đầy ắp những đường ngõ. Mấy đứa trẻ con nô đùa quanh những hàng bán pháo bông. Em cảm thấy không khí ngày tết thật tuyệt vời biết bao.

Chiều ba mươi Tết, cả nhà quây quần bên bữa cơm tất niên. Vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người đều hân hoan trong niềm vui, hạnh phúc cho một khởi đầu “An khang thịnh phượng” hay “Vạn sự như ý”. Những ngày tết thật hạnh phúc khi cả gia đình được quây quần bên nhau.

Sáng mùng một, em theo bố mẹ sang chúc Tết ông bà nội ngoại. Em được ông bà mừng tuổi cho những phong bao lì xì đỏ thắm với lời chúc hay . Ngày Tết là dịp để mọi người trong gia đình được gần gũi nhau hơn.

Không khí ấm áp của ngày tết cổ truyền khiến em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Em tin chắc rằng sau này dù đất nước có phát triển đến đâu thì người dân Việt Nam vẫn sẽ giữ gìn được những nét đẹp của dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Tết là gì? Tết là niềm vui của con trẻ ngập tràn trong hạnh phúc. Nào là kẹo, nào bánh, nào bóng bay, pháo hoa, nào tiền lì xì, nào những lời chúc lời khen “năm nay lớn quá”. Ấy là những ký ức con trẻ mỗi lần nhớ đến Tết. Chả cần hiểu Tết là cái gì, trẻ thơ chỉ quan niệm một điều: Tết là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất, là tình yêu thương mà bao nhiêu người thân giành cho nó.

Tết không phải là mùng 1, mùng 2, mùng 3, mà chính là những ngày 28, 29, 30 tháng chạp. Cứ mỗi khi được nghỉ Tết, là cả nhà lao vào những công việc chuẩn bị cho Tết. Con thì nhận phần công việc lau chùi, quét dọn nhà cửa... bố thì làm những công việc phải leo trèo, sửa chữa... còn mẹ thì tất bật chợ búa, nấu nướng và quán xuyến gia đình. Ai cũng mệt cũng bận nhưng đều vui cả, vì mọi người đều hăng hái chuẩn bị cho ngày Tết trọng đại nhất trong năm của người Việt.

Tôi còn nhớ màu xanh của lá dong, hình ảnh mà bố mẹ ngồi lau lá, gói bánh. Trông cái bánh vuông vức, xanh và rất đẹp và rồi cái giờ phút ngồi trông bánh chưng rất ấm áp và có cái gì đó đang reo trong lòng. Bây giờ đã lớn, tôi cũng tranh phần trông bánh với bố mẹ. Có năm tôi rủ mấy đứa bạn thân cùng ngồi vây quanh bếp để trông bánh chưng chín. Và ngồi bán tán về những sự kiện diễn ra năm sắp qua và những dự định cho một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười và có những thành công trên con đường học tập của năm tới. Tôi có cảm giác rất vui và hạnh phúc. Gần Tết công việc tất bật và bộn bề, ai cũng muốn giải quyết cho xong những công việc còn đang dở dang.

Ai mà chưa đi chợ Tết thì đã bỏ phí một nửa cái Tết rồi, chợ Tết mang hết cái hồn của nơi đây, trù phú hưng thịnh: nào hoa, nào hàng, cả người nữa hòa vào dòng nhộn nhịp vui tươi, có khi chả mua cái gì đâu thế mà người ta vẫn cứ đi, chủ yếu là muốn hít cái không khí vui tươi.

Đến khoảng 28 - 29 là trong nhà lại dọn chỗ cho một cây đào: năm cây to, cây nhỏ, năm nhiều hoa nhiều lộc, cũng có năm chả có nụ nào nhưng Tết nào cũng có đào Tết. Đèn nháy, đèn màu cũng được treo lên khắp nhà.

Tết có thể trôi qua đến vù nhưng ngày 30 là ngày dài nhất, mấy ngày Tết có thể chỉ đọng lại chút gì đó mờ nhạt cùng lắm là chút hương rau mùi rửa mặt cho sáng mùng 1. Bữa cơm tất niên ấm cúng quây quần cả nhà vui vẻ, đầm ấm. Có thể do ngày 30 có giao thừa nên đáng nhớ chăng? Từ chiều bố, mẹ và tôi đã tất bật chuẩn bị cho giao thừa: xếp mâm ngũ quả, bày bánh kẹo, nấu mâm cơm cúng, nấu chè (món này bây giờ được cắt giảm rùi, bận lắm).

Cuối cùng thời khắc giao thừa cũng đã đến, cảm giác ấm áp và hạnh phúc, khi thời khắc giao thừa đến cả nhà cũng ra ngoài sân xem bắn pháo hoa (Nhưng chẳng biết có phải mấy năm gần đây nhà nước cấm pháo hay không mà chỗ mình không còn cái khoản đốt pháo đón giao thừa nữa. Sau đó thì cả nhà cùng bước vào trong nhà chờ bố thắp hương cũng gia tiên, bố mẹ sẽ gửi những lời chúc tốt đẹp và trân thành cho năm mới tới cả gia đình và lì xì. Rồi các con cũng gửi những lời chúc Tết đến bố mẹ mình. Cả nhà cùng ngồi ăn bánh kẹo đủ màu sắc.

Thế là một năm cũ đã qua, một năm mới đã đến, mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tụng cho một năm mới nhiều may mắn, an lành và hạnh phúc... Cứ thế mấy ngày Tết đã trôi qua, cuộc sống lại trở lại thường nhật, có người còn chưa kịp hưởng thụ xong cái không khí Tết mà Tết đã qua rồi