Tóm tắt cuộc đời hoạt động cách mạng của lanh tụ Nen -xơn -Man -đe -la và Phi -đen -cát -tơ -rô mn giúp em với đến trưa mai em nộp r ạ
2 câu trả lời
Nelson Rolihlahla Mandela (phát âm tiếng Xhosa: [xoˈliɬaɬa manˈdeːla]), 18 tháng 7 năm 1918 – 5 tháng 12 năm 2013) là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi từ năm 1994 đến năm 1999 và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu.
Fidel Alejandro Castro Ruz (phiên âm tiếng Việt: Phi-đen Cát-xtơ-rô) (13 tháng 8 năm 1926 – 25 tháng 11 năm 2016) là một nhà cách mạng và chính trị gia người Cuba, một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Cuba, Thủ tướng Cuba từ tháng 2 năm 1959 đến tháng 12 năm 1976 và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba đến khi ông từ chức tháng 2 năm 2008. Ông là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới tháng 4 năm 2011, em trai ông Raúl Castro, được kế nhiệm chức vụ này vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. Ông là người đương thời với những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Che Guevara, Hồ Chí Minh, Nelson Mandela,...
Cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru sinh ra Allahabad trong một gia đình quyền quý thuộc đẳng cấp trên. Cha của ông - Motilal Nehru là một luật sư và là nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Quốc đại.
Năm 1905, Jawaharlal Nehru sang Anh học và tốt nghiệp khoa luật Đại học tổng hợp Cambridge năm 1912. Cũng trong năm đó, ông gia nhập Đảng Quốc đại Ấn Độ và tích cực tham gia phong trào giải phóng dân tộc. Khi Mahatma Gandhi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Quốc đại năm 1919, Jawaharlal Nehru trở thành học trò và bạn chiến đấu của Mahatma Gandhi. Hoảng sợ trước vai trò và uy tín của Jawaharlal Nehru đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ, thực dân Anh đã bắt giam ông hơn 10 năm kể từ năm 1921. Ngay cả khi ở trong tù, Jawaharlal Nehru vẫn cùng với Mahatma Gandhi lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh. Với uy tín và tài năng của mình, Jawaharlal Nehru nhiều lần được bầu làm Chủ tịch Đảng Quốc đại (các năm 1929-1930, 1936-1937, 1946, 1951-1954).
Trước ý chí đấu tranh kiên quyết của nhân dân Ấn Độ, đặc biệt là trong phong trào chống thực dân Anh được phát động vào năm 1942 với khẩu hiệu "Bọn thực dân Anh hãy cút khỏi Ấn Độ! Chúng ta hãy hành động hay là chết!", thực dân Anh đã phải ngồi vào bàn thương thuyết với Ấn Độ. Trong cuộc thương thuyết Anh-Ấn năm 1945-1946, đại diện cho nhân dân Ấn Độ, Mahatma Gandhi và Jawaharlal Nehru đã cương quyết đấu tranh đòi độc lập cho Ấn Độ. Đến ngày 15/8/1947, thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ. Ngày 26/1/1950, nước Cộng hoà Ấn Độ ra đời.
Từ ngày 15/8/1947, khi Ấn Độ được trao trả độc lập, Nehru được Ủy ban toàn Ấn của Đảng Quốc đại cử ra làm Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của nước Ấn Độ mới và đã giữ trọng trách Thủ tướng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng năm 1964.
Trên cương vị Thủ tướng, Nehru đã lãnh đạo Ấn Độ vượt qua bao khó khăn do tình trạng bị chia cắt đất nước và kinh tế lạc hậu. Ông là một trong những người Ấn Độ đầu tiên đã đưa ánh sáng khoa học của thế kỷ chiếu rọi vào lịch sử rất đa dạng, phong phú nhưng cũng đượm màu huyền bí của Ấn Độ; và đã phát hiện ra những mâu thuẫn giữa một bên là tiềm năng vô tận của đất mẹ và một bên là thực tế nghèo nàn của đại đa số nhân dân Ấn Độ. Từ đó, ông đã tìm ra bí quyết của sự sống, sự vĩ đại và trí tuệ vô cùng to lớn của nhân dân Ấn Độ, và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạc hậu, suy thoái của đất nước dưới ách cai trị của đế quốc Anh.
Là người chứng kiến sự tàn phá ghê gớm của hai cuộc đại chiến thế giới, Nehru sớm nhận ra rằng chiến tranh gắn liền với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Ông chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế thông qua thương lượng hoà bình. Để đảm bảo hoà bình cho Ấn Độ, ông đã trang bị cho nhân dân Ấn Độ một nền quốc phòng hiện đại.
Jawaharlal Nehru cũng ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập của các nước Đông Dương, Indonesia, và các nước Á-Phi. Hoà bình đối với Nehru là huỷ bỏ các khối quân sự xâm lược, không dùng bạo lực trong quan hệ quốc tế, huỷ bỏ chiến tranh hạt nhân, tiến tới giải trừ quân bị, xoá bỏ chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bảo đảm cuộc sống yên lành cho mọi dân tộc và mọi người trên Trái đất. Ông quan tâm đến việc xây dựng quan hệ quốc tế mới, nhất là giữa những nước đang phát triển với nhau. Nehru là người đã đưa ra sáng kiến triệu tập hội nghị các nước châu Á năm 1947 và là một trong những người sáng lập Phong trào không liên kết. Tình hình thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua đã chứng minh nhãn quan xa rộng và nhạy bén chính trị của ông với tầm cỡ một chính khách lớn thế giới.
Chính sách hòa bình không liên kết, chống đế quốc của ông đã mang lại uy tín lớn lao cho đất nước Ấn Độ, đồng thời góp phần làm dịu tình hình căng thẳng trên thế giới, củng cố hòa bình và hợp tác giữa các nước.Đối với nhân dân Việt Nam, tên tuổi của Jawaharlal Nehru và các nhà cách mạng khác của Ấn Độ đã trở nên rất quen thuộc.
Ngay từ năm 1943, khi còn trong nhà tù của Quốc dân Đảng Trung Hoa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ đến người bạn chiến đấu Ấn Độ chưa từng gặp mặt và viết bài thơ “Gửi Nêru”:
Lúc tôi phấn đấu, anh hoạt động,
Lúc anh vào ngục, tôi ngồi tù;
Muôn dặm xa xôi, chưa từng gặp mặt,
Những mối giao cảm sâu xa đã sẵn trong chỗ không lời
Cảnh ngộ của chúng ta vốn giống nhau
Nhưng không giống nhau lại cũng là ở cảnh ngộ;
Tôi, trong nhà tù của người bè bạn,
Còn anh, trong xiềng xích của kẻ thù.