Tính đến cuối năm 2018, tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu người được phong tặng (truy tặng) danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động?Hãy viết cảm tưởng về một Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà bạn có nhiều cảm xúc nhất?

1 câu trả lời

Đây là lần thứ 2 trong năm 2018 tỉnh tổ chức lễ trao các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Lần này, toàn tỉnh có 202 tập thể và cá nhân được tặng thưởng, trong đó có Tập thể chiến sĩ cách mạng Nhà lao Tân Hiệp được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; 14 cá nhân được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đồng chí Nguyễn Bạch Tuyết, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.

Về thành tích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (giai đoạn 2013-2018), có 3 tập thể và 1 cá nhân được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; 5 tập thể và 4 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; 13 tập thể và 24 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Dịp này, còn có 16 tập thể được nhận Cờ thi đua xuất sắc, 6 tập thể và 72 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Thay mặt cho tập thể các cán bộ, chiến sĩ cách mạng Nhà lao Tân Hiệp được nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, bà Trần Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh đã có những lời phát biểu đầy xúc động, ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ cách. Bà Hòa bày tỏ niềm vui và tự hào khi Tập thể chiến sĩ Nhà lao Tân Hiệp được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Đây chính là sự ghi nhận và trân trọng rất lớn đối với các cán bộ, chiến sĩ Nhà lao Tân Hiệp, có nhiều người trong số đó đã hy sinh dũng cảm, có người nay đã qua đời, có người nay tuổi cao sức yếu, nhưng luôn giữ khí tiết của những người Cộng sản kiên trung mạng từng bị giam cầm tại Nhà lao Tân Hiệp.

Cảm tưởng về bà mẹ Việt Nam anh hùng:

Xuất thân trong một gia đình cách mạng truyền thống, mẹ Huỳnh và chồng là ông Nguyễn Văn Phèn tham gia cách mạng từ rất sớm. Mẹ nhiều lần tổ chức nuôi giấu cán bộ tại hầm bí mật của gia đình để hoạt động và còn nhận nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thuốc men cho bộ đội. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, mẹ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ được mẹ che giấu đều an toàn trong vòng vây của địch.

Mẹ Trương Thị Huỳnh nhớ lại: "Hồi đó, chiến tranh ác liệt lắm, bọn biệt kích, lính ngụy lùng sục xóm ấp suốt ngày đêm để tìm diệt Việt Cộng. Nếu ai che giấu mà chúng bắt được bị tra tấn rất dã man, nhưng không ai chịu khuất phục. Mẹ thường bơi xuồng ban đêm tới Vĩnh Long, Vũng Liêm, Minh Đức để mua lương thực, thuốc men cho bộ đội, nguy hiểm cỡ nào mẹ cũng đi và làm tròn trách nhiệm".

Câu chuyện buồn đầu tiên đã đến với mẹ năm 1961. Trong một lần tổ chức đưa bộ đội cắt vòng vây tại khu "Cỏ Bỏ", xã Hòa Hiệp, bị một tay "chiêu hồi" chỉ điểm, người chồng của mẹ và 3 chiến sĩ du kích đã rơi vào ổ phục kích của tiểu đoàn biệt kích ngụy. Cả 4 người đã chiến đấu quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch và anh dũng hy sinh sau khi bắn hết những viên đạn cuối cùng. Điên cuồng lồng lộn, bọn biệt kích đã mang xác 4 người xuống ghe máy bắn thêm nhiều loạt đạn vào thi thể. Chưa dừng lại ở đó, chúng còn dùng cột chèo đập vỡ sọ 4 chiến sĩ cộng sản cho hả cơn thịnh nộ. "Đau đớn lắm khi hay tin chồng đã anh dũng hy sinh, mẹ nuốt nước mắt vào lòng để nuôi dưỡng 3 đứa con trai với mong muốn chúng sớm lớn lên đi bộ đội trả thù cho ba" - mẹ kể lại.

Tàn độc hơn, bọn biệt kích ngụy không cho các gia đình mang xác người thân về chôn cất, chúng để phơi nắng, phơi sương 2 ngày, 2 đêm tại đồn Ông Đệ để răn đe người dân nơi đây không đi theo cách mạng. Sau đó, bà con dân làng đến đấu tranh quyết liệt, chúng mới chôn qua loa các thi thể những người cộng sản cạnh đồn. Sau ngày miền Nam giải phóng, hài cốt 4 liệt sĩ mới được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Tam Bình.

Sau ngày tang thương ấy, người con trai đầu lòng của mẹ - anh Nguyễn Văn Thảo đã lên đường đi theo cách mạng trả thù cho ba mình. Ban đầu, mẹ lo lắng vì sợ mất con, nhưng khi thấy Thảo khăng khăng đòi theo quân giải phóng, mẹ đồng ý. Tháng 12-1974, trong một trận công đồn, trinh sát Nguyễn Văn Thảo đã hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Một lần nữa mẹ lại khóc thầm lặng lẽ.

Mẹ Huỳnh bộc bạch: "Đất nước có chiến tranh, sự hy sinh cho cách mạng là chuyện thường tình, còn nhiều bà mẹ khác cũng vậy, chỉ mong sao cho quê hương được hòa bình là mẹ mãn nguyện rồi". Năm 1980, người con út mẹ lại tiếp tục tình nguyện gia nhập quân đội và chiến đấu trên chiến trường Campuchia, góp phần giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi ách diệt chủng của Pôn Pốt. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, anh đã phục viên và công tác tại tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, mẹ sống cùng người con trai thứ ba và trong vòng tay yêu thương, trân trọng của xóm giềng. Dù còn lắm khó khăn do tuổi cao sức yếu, khi trở trời, trái gió thường hay đau ốm, nhưng mẹ vẫn thường xuyên đi thăm hỏi, động viên, vận động bà con lối xóm tham gia tốt các cuộc vận động an sinh xã hội, như xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới... Năm 2014, mẹ Trương Thị Huỳnh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Lúc chia tay, mẹ còn dặn chúng tôi: "Đừng viết nhiều về mẹ, hy sinh cho Đảng, cho dân là niềm hạnh phúc lớn lao". Tấm gương sáng của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trương Thị Huỳnh thật cao quý biết bao.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm