Tính đến cuối năm 2008 , tỉnh đồng nai có bao nhiêu người được phong tặng ( truy tặng ) danh hiệu bà mẹ việt nam anh hùng?Hãy viết cảm tưởng về một Bà mẹ Việt nam anh hùng mà bạn có nhiều cảm xúc nhất? Giúp em với ạ

2 câu trả lời

a)Tính đến thời điểm này, tỉnh Đồng Nai có 1.120 người được công nhận danh hiệu Bà Mẹ VNAH, trong đó có 57 Bà Mẹ VNAH còn sống.

b)Tuổi trẻ của chúng ta đẹp biết bao khi được ngồi trên ghế nhà trường, được ăn những bữa cơm ngon, mặc quần áo đẹp. Nhưng có bao giờ bạn ngồi lại để suy ngẫm về những hồi ức và dĩ vãng đã qua, rồi cảm thấy thật may mắn với cuộc sống hiện tại? Đối với tôi, đó là một điều vô cùng hạnh phúc và cuộc sống này hoàn toàn không vô vị. Vì những làn mưa bom, bão đạn torng cuộc chiến tranh giữ nước đã hoàn toàn chìm vào quá khứ như hạt cát đắm mình trong sa mạc. Nhưng mỗi khi gió cuốn, trang lịch sử ấy được mở ra khiến trong lòng ai ai cũng bồi hồi khó tả.

Nhắc đến những cuộc chinh chiến tàn khốc, chúng ta đều nhớ đến những chiến sĩ đã ngã xuống. Nhưng chúng ta đã quên mất các Bà mẹ Việt Nam anh hùng – họ đóng vai trò là hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến, tiếp thêm sức mạnh cho bộ đội ngoài sa trường. Vì lẽ đó, cơ sở Sunrise trường Việt Úc đã tổ chức chuyến đi từ thiện để gặp gỡ các Mẹ Việt Nam anh hùng Quận 7 ngày 24.2.2017 với mục đích phục vụ cho việc học tập song song với mong muốn cho học sinh có cơ hội tìm về với cội nguồn dân tộc.

Qua tiếp xúc với hai mẹ Việt Nam anh Hùng Hồng Thị Mười (92 tuổi) và Phạm Thị Mười (87 tuổi), được nghe kể chuyện, tôi thấy, ngoài sự mất mát về vật chất, nỗi đau lớn nhất vẫn là nỗi đau tinh thần đã dằn xé và đeo bám Mẹ cho đến ngày hôm nay và mãi mãi. Ta không thể nào cảm nhận được nó. Vợ mất chồng, mẹ mất con. Một mình Mẹ đã gánh cả giang sơn to lớn trên đôi vai gầy mà không hề quỵ xuống:

"Chồng chết trận rồi đến lượt con

Mẹ già cặm cụi sống chon von

Tôi nhìn mẹ, tưởng Bà Trưng hiện,

Bà mẹ nghìn năm của nước non."

Trước hoàn cảnh đó, Mẹ chấp nhận làm điểm tựa cho các tiền phương, là bóng mát chở che, là nhựa sống truyền cho chồi non lộc biếc lớn lên. Mẹ đã chiến đấu đến cùng, bằng thể xác lẫn tinh thần.

Tôi vô cùng ngưỡng mộ điều đó. Mẹ sống dựa trên câu nói “Thà mất con còn hơn mất nước”. “Người dơ thì tắm bằng nước, nước dơ phải rửa bằng máu!”. Dù bị bọn Tây hành hạ như thế nào, dù bao giọt máu có tuôn rơi, một mình Mẹ vẫn gánh chịu, một mình ôm nỗi đau, không hé lộ tin mật của đất nước. Nước ta đã trãi qua bao cuộc trường chinh máu lửa, Mẹ vẫn chiến đấu đến sức lực cuối cùng. Ngày đó, các Mẹ đã lập chiến công. Tấm lòng đối với Đảng dù có chết vẫn một lòng son sắt. Sống dưới ách đô hộ của kẻ thù, Người vẫn hiên ngang như cây tùng, cây đước, như ngọn hải đăng cố gắng chống chọi với sóng biển mịt mù. Và đó là hành trang người chiến sĩ luôn mang bên mình.

"Đất nước lâm nguy mẹ trở thành người lính

Bao chuyến đò đưa bộ đội sang sông

Ngày ngày đêm đêm mẹ đào hầm nuôi cán bộ

Đến khi nào đất nước mới bình yên?"

Mẹ đã hiến dâng cả máu thịt cho đất nước được ấm no, hạnh phúc. Hãy nhớ rằng. “Đừng bao giờ quên đi quá khứ, quên đi mảnh đất này vì đó là một trang sử thiêng liêng, oanh liệt của Tổ quốc”. Mẹ vẫn luôn dõi theo một bước chuyển mình của thế kỉ 21. Như vậy, học sinh chúng mình hãy cố gắng học thật giỏi vì dân tộc Việt Nam, vì đất nước Việt Nam. Đừng để Mẹ phải đau khổ. Những giọt máu ấy đã được viết lên trang sử hào hùng hơn 4000 năm của đồng bào nước Việt rồi. Bà mẹ Việt Nam anh hùng luôn sống mãi trong lòng chúng con, luôn là niềm tự hào của những người mang trong mình dòng máu đỏ, da vàng…

Tính đến thời điểm này, tỉnh Đồng Nai có 1.120 người được công nhận danh hiệu Bà Mẹ VNAH, trong đó có 57 Bà Mẹ VNAH còn sống.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm