Tình cảm chung thủy hiện trong bốn bài ca là gì

2 câu trả lời

Câu 1. Nhận xét về bài một, em đồng với ý kiến nào dưới đây?

a. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

b. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái.

c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

d. Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca

Ý kiến b và ý kiến c là đúng.

Khác với những bài ca dao trong phần “Những câu hát về tình cảm gia đình” mà chúng ta đã học, thường có lời của một người và chỉ có một phần. Nhưng những bài ca dao này có hai vế đối và đáp.

Phần đầu là câu hỏi của chàng trai,

Phần sau là lời đáp của cô gái.

Hình thức đối đáp rất phổ biến trong ca dao. Mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng vào những dịp lễ hội hoặc vui chơi trong lao động.

Ví dụ

"Đố anh chi sắc hơn dao,

Chi sâu hơn bể, chi cao hơn rời?

Em ơi mắt sắc hơn dao,

Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời.

Cái gì nó bé nó cay,

Cái gì nó bé nó hay của quyền?

Hạt tiêu nó bé nó cay

Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.

Em đố anh từ Nam chí Bắc

Sông nào là sông sâu nhất?

Núi nào là núi cao nhất nước tá?

Anh mà giảng được cho ra

Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra".

Câu 2. Trong bài một, vì sao chàng trai, cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp?

Chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

Chàng trai hỏi đố cô gái chủ yếu là những địa danh nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.

Câu 3. Phân tích cụm từ “rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh ở bài 2? Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca ”Hỏi ai gầy dựng nên non nước này?”

a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa:

Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi.

Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.

Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.

b. Cách tả của bài ca dao

Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật.

c. Ý nghĩa

Vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.

Cảm xúc gợi lên từ cảnh.

Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.

Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liêng bởi yếu tố văn hóa và lịch sử.

d. Câu hỏi kết thúc bài thơ

Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo đựng nên thắng cảnh.

Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựn để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.

Câu 4. Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô…”

a. Nhận xét về cảnh trí và cảnh tả

Phong cảnh xứ Huế rất nên thơ, hữu tình làm ngơ ngẩn hồn người, tựa như một bức tranh sơn thủy thơ mộng.

Không miêu tả cụ thể mà dùng thủ pháp so sánh để cực tả vẻ đẹp của cảnh.

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

Trả lời câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến:

b) Bài ca dao có 2 phần: phần đầu là câu hỏ của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.

c) Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

Trả lời câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Chàng trai, cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi – đáp vì họ muốn thử tài nhau, qua đó thăm dò hiểu biết kiến thức lịch sử, địa lí của đối phương.

Trả lời câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Cụm từ “rủ nhau”: chỉ mối quan hệ thân thiết, gần gũi của những người cùng sở thích.

- Nhận xét cách tả cảnh của bài 2: chỉ gợi không tả, những địa danh được kể lần lượt đều là danh lam thắng cảnh → tạo sự thích thú

- Suy ngẫm về câu “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”: là một câu hỏi tu từ, nhắc nhở về công lao xây dựng đất nước của ông cha ta, các thế hệ về sau phải luôn luôn giữ gìn, bào vệ và phát triển những truyền thống tốt đẹp đó.

Trả lời câu 4 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Cảnh trí xứ Huế: nên thơ, trữ tình, tựa bức tranh sơn thủy thơ mộng.

- Nhận xét cách tả cảnh ở bài 3:

+ Dùng phép so sánh để gợi tả màu sắc tươi tắn, nên thơ.

+ Đại từ “Ai”: từ phiếm chỉ, chỉ người quen, người chưa quen, có thể là mọi người.

+ Tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn “Ai vô xứ nghê thì vô …”: tự hào và muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.

Trả lời câu 5 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Hai dòng thơ đầu bài 4 có những đặc điểm về từ ngữ:

- Các từ “ni, tê” (này, kia) cho người đọc hiểu đây là tiếng miền Trung.

- Các điệp ngữ, đảo ngữ: “đứng bên ni đồng, đứng bên tê đồng”, “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông” thể hiện cánh đồng rộng lớn nhìn hút tầm mắt và đầy sức sống.

⟹ Ý nghĩa: Tất cả đều nhằm khắc họa khoảng không gian rộng lớn bát ngát của cánh đồng qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh.

Trả lời câu 6 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4:

- Cô gái được so sánh với “chẽn lúa đòng đòng” => người con gái đang vào tuổi dậy thì phơi phới sức xuân, mơn mởn như chẽn lúa.

- Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tâm trạng hồn nhiên, trẻ trung tươi mới và đầy sức sống.

⟹ Đó cũng là mối quan hệ giữa cảnh và người tạo nên bức tranh hài hòa, mang vẻ đẹp tinh tế và gợi cảm.

Trả lời câu 7 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Bài 4 là lời của chàng trai ngợi ca cánh đồng, vẻ đẹp cô gái và bày tỏ tình cảm tế nhị của mình.

- Cách hiểu khác về bài 4: cô gái đứng trước cánh đồng rộng mênh mông, rợn ngợp cất lên tiếng than về thân phận nhỏ bé của mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm