Tìm những câu văn,chi tiết miêu tả,âm thanh ,màu sắc,đường nét cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn
2 câu trả lời
Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho đời thơ Thạch Lam. Bằng những câu văn giản dị, mộc mạc Thạch Lam đã vẽ nên một bức tranh buổi chiều nơi phố huyện nghèo đầy bình lặng, thanh bình nhưng lắng sâu và chan chứa tình cảm. Những nét vẽ hết sức giản đơn nhưng lại tinh tế vô cùng. Một bức tranh phố huyện lúc chiều tàn có sự đan xen hòa hợp giữa cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt và nét đẹp tâm hồn con người.
Tác phẩm mở đầu với những nét gợi đơn giản và huyền ảo về thiên nhiên. Để tô vẽ nên bức tranh của mình Thạch Lam đã dùng cái quan sát rất tài tình. Ông tận dụng hết cả thị giác và thính giác của mình để dựng nên các cảnh và cứ cảnh trước lại mở ra cảnh sau, nâng đỡ, tô điểm. Hoàn cảnh buổi chiều nơi phố huyện bắt đầu với “tiếng trống thu không… từng tiếng một vang ra xa”, tiếng trống thu là tiếng trống đánh dấu sự khép lại của ngày dài, từng hồi tiếng một buông ra nghe thật thảm thiết não nề, đượm buồn. Tiếng trống thu như đang thúc giục gọi buổi chiều man mác. Một không gian yên tĩnh đến nỗi tác giả còn có thể nghe được cả tiếng muỗi vo ve. Và phía xa xa tiếng ếch nhái văng vẳng từ ngoài đồng xa vọng lại. Phía trước nhà là tiếng chõng cũ nát kêu cót két, tàn tạ. Cả đất trời như chan chứa một khoảng không tĩnh mịch, êm ả đượm chút buồn, thê lương đến ảm đạm. Một loạt các âm thanh động cộng hưởng với nhau lại gợi ra một không gian tĩnh lặng, vắng vẻ đến nao lòng. Bút pháp tài tình lấy động tả tĩnh của Thạch Lam thật khiến lòng người rung động.
Cái độc đáo của Thạch Lam ở chỗ ông chẳng cần dùng những nét vẽ cao xa mà chỉ cần phẩy tay vấy hồn cho những cảnh đơn sơ, mộc mạc cũng đã khiến nó trở lên thật tuyệt tác. Bên cạnh những âm thanh đặc trưng nhà văn còn đan xen thêm những đường nét, hình ảnh và màu sắc chân thực của bức tranh phố huyện lúc trời chiều. Đó là “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Mặt trời đang dần nghiêng bóng về phía tây, những ánh nắng không còn chói chang, sức sống nhữ buổi trưa nữa mà đã chuyển dần sang màu đỏ rực, lóe lên lần cuối trước khi lụi tàn. Dấu hiệu của sự lụi tàn đang chập chững buông xuống, bóng tối đang xâm lấn vào từng thớ đất, thớ trời. Màu đỏ vốn là một gam màu tươi sáng nhưng đặt trong ngữ cảnh nó lại gợi ra cái ảm đạm, cô đơn của cảnh sắc, của lòng người. Đây là thủ pháp quen thuộc trong thi ca cổ điển: “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
Những đường nét quen thuộc của bức tranh thiên nhiên trời chiều được dựng lên: “dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Hình ảnh của dãy tre làng trước mặt cắt hình rõ rệt trên nền trời xám xịt. Đây là một hình ảnh tả thực, khi thời khắc chuyển dần về buổi tối, nhìn xa xăm thu lại vào ánh mắt ta chỉ là cái bóng của cảnh vật, mọi cảnh vật đen lại phản chiếu rõ rệt trên nền trời. Không gian như chỉ bao trùm một màu sắc u tối, nhạt nhòa.
Không quá cao sang, không gay gắt mà chỉ bằng những câu văn giản dị, rất đỗi chân thực đã miêu tả rõ nét cái thần và hồn của phong cảnh làng quê Việt Nam, rất đỗi thanh bình, dịu nhẹ nhưng lại u buồn và lặng lẽ nhường nào.
Cảnh thiên nhiên chỉ là khúc dạo đầu để mở ra cảnh sinh hoạt của người dân nơi phố huyện lúc chiều tà. Bức tranh sinh hoạt được mở ra với không gian cảnh chợ tàn: “Chợ họp giữa phố vẫn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía”. Không gian yên tĩnh với những hình ảnh ảo não, tiêu điều, thất thơ được liệt kê: đó là rác rưởi, vỏ bưởi, bã mía. Đây là những gì cuối cùng còn sót lại sau khi vãn chợ. Rồi những đứa trẻ nghèo tội nghiệp vất vưởng lom khom trên mặt đất tìm tòi, nhặt nhạnh những gì người bán hàng để lại. Cảnh chợ thế nhưng lại là chợ tàn, chợ buồn, xơ xác đến ám ảnh. Và cái mùi “âm ẩm bốc lên”, cái mùi chẳng mấy là dễ chịu lại cứ “nồng nàn” chìm vào không gian, thế nhưng mùi vị ấy lại quá quen thuộc, đó là mùi của đất quê hương, trở thành một nỗi thắm thiết da diết trong tâm hồn cô bé Liên.
Trong bức tranh cảnh sinh hoạt nổi bật lên với hình ảnh của những kiếp người tàn. Tại sao lại gọi là kiếp người tàn. Bởi cuộc đời những con người ấy là chuỗi dài những cơ cực, khổ đau, họ bị cuộc sống nghèo nàn bủa vây, đeo đuổi. Bắt đầu từ những đứa trẻ con nhà nghèo ở khu bên chợ, rồi đến mẹ con chị Tí loay hoay, mệt nhọc với gánh hàng mà cũng chẳng mấy ăn thua: “Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm”; là bà cụ Thi với tiếng cười ám ảnh, chua chát và đầy ngao ngán. Phải chăng vì cuộc đời bà đã quá khổ, đã nếm trải đủ đắng cay, đã khóc quá nhiều đến nỗi nước mắt đã cạn, giờ đây chỉ biết lấy tiếng cười than thay cho nỗi lòng xót thương, rồi đến cả chị em Liên còn bé nhưng đã phải đối mặt với sức lo cơm áo gạo tiền, vốn cái tuổi được ăn chơi học hành nhưng các em đã phải phụ mẹ bán hàng kiếm tiền trang trải cho cuộc sống, cả mẹ Liên cơ cực gồng gánh cả gia đình.
Bức tranh sinh hoạt càng khiến cho phố huyện lúc nhá nhem thêm tàn phai, héo úa, số phận con người hiện lên thật nhỏ bé, rẻ rúm và đáng thương. Đây chính là thực tại miền Bắc nước ta một thời.
Dù là cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt cũng cốt là làm nổi lên bức tranh tâm hồn nhân vật Liên. Trong tâm hồn của cô bé mới 9 tuổi hiện lên những nét vẽ thật đẹp, thật thơ mộng. Dưới ánh nhìn của tác giả sáng lên trong tâm hồn ngây thơ hồn nhiên ấy đó là vẻ đẹp tinh tế nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong thời khắc lụi tàn: Phải yêu quê hương, gắn bó với quê hương da diết đến thế nào cô bé mới có thể cảm nhận và yêu được hết cả cái mùi âm ẩm từ đất bốc lên, phải tinh tế ra sao mới thấy được cái hay cái đẹp và trân trọng cái dáng vẻ, bóng hình và âm thanh quê hương; bóng tối buông xuống như thấm sâu vào tâm hồn Liên trở thành chút dư vị quen thuộc, gắn bó. Sau tất cả bừng sáng lên nét đẹp trong tâm hồn em đó chính là tình thương người sâu sắc.
Cách kể về cuộc sống mưu sinh của chị Tí, về tiếng cười bà cụ Thi hay động lòng lương với những đứa trẻ nghèo “Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”. Quan sát tỉ mỉ từng hoạt động, chi tiết nhất đủ để thấy Liên quan tâm đến mọi người như thế nào, tình cảm Liên dành cho những người dân xung quanh thấm đượm nghĩa tình. Những con người nơi đây cứ lẳng lặng, bình yên nhìn dòng đời chảy trôi như thế, nhìn cái đói hoành hành mà chẳng thể nào làm gì khác hơn. Để rồi họ thèm lắm, họ khao khát một chuyến tàu Hà Nội chạy qua, mang theo ánh sáng diệu kì, soi sáng cho cuộc đời nơi tăm tối.
Câu chuyện qua đi nhưng đó vẫn là những hiện thực của miền Bắc một thời với cuộc sống bần cùng, cơ cực của người dân đồng thời bày tỏ nỗi niềm cảm thông, chia sẻ đối với cuộc sống của những kiếp người bạc bẽo ấy.
* Khung cảnh ngày tàn
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không: Tiếng trống khép lại một buổi chiều quê lặng lẽ
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.
+ Tiếng muỗi vo ve.
=> Âm thanh xuất hiện dường như lại càng nhấn mạnh cho sự tĩnh lặng của buổi chiều tàn
- Hình ảnh, màu sắc:
+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”,
+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
=> Màu sắc đẹp nhưng gợi lên một buổi chiều tàn lặng lẽ, ảm đạm.
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
=> Bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam.
- Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu
=> Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế.
* Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện
- Cảnh chợ tàn cộng hưởng với khung cảnh thiên nhiên ngày tàn:
+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất
+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
=> Khung cảnh buồn, tàn tạ, trống vắng, quạnh hiu.
- Con người:
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ: dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai chúng.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.
=> Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
* Tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn
- Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm
- Cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: gợi cho Liên nỗi buồn thấm thía
- Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng.
- Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu.
-> Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình.
=> Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn mang vẻ trầm buồn hiu hắt của một vùng quê nghèo mà con người luôn quẩn quanh, tẻ nhạt nhưng đồng thời gửi gắm bao suy tư của tác giả về quê hương xứ sở.
bn cho mik 5s và ctlhn nha!!!!