Tìm một số câu dân ca tục ngữ ở Hải Phòng và giải thích ý nghĩa của từng câu

1 câu trả lời

1.      Dù ai buôn đâu bán đâu,

Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về.

       Dù ai buôn bán trăm nghề,

Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu.

Giải thích: Chọi Trâu: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm.

 2.   Chín con theo mẹ ròng ròng.

   Còn một con út nẩy lòng bất nhân

Giải thích: Địa hình Đồ Sơn ví như một con Rồng đang chầu về viên ngọc là Hòn Dấu. Sách cổ gọi núi Đồ Sơn là Cửu Long- chín rồng với câu ca trên. Con út ở đây là núi Độc đứng riêng hẳn ra ở đầu bán đảo. Thực ra có tới 15 điểm cao từ 25m đến 129m trong dãy núi này cao nhất là Đồn cao. Trên đỉnh núi còn những dãy tường thành dấu vết đồn luỹ của Phạm Đình Trọng một tướng Chúa Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu thế kỷ 18.

3. Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Giải thích: Sông Bạch Đằng: Còn gọi là Bạch Đằng Giang hay Sông Rừng, hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nằm trong hệ thống sông Thái Bình. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với ba chiến công của dân tộc Việt Nam: Trận thủy chiến của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, trận thủy chiến sông Bạch Đằng của Hoàng đế Lê Đại Hành năm 981 đập tan quân Tống và trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288 do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh tan quân xâm lược Nguyên.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước