- Tìm hiểu về tập tính sinh học của dê - Điều kiện sống, một số đặc điểm sinh học của dê - Cách nuôi với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học - Ý nghĩa kinh tế của dê đối với gia đình và địa phương Mong các cậu giúp tớ nhé Tớ đang cần gấp lắm á

2 câu trả lời

* tập tính

-Dê là loài vật ưa chạy nhảy và hiếu động. Dê có tập tính bầy đàn cao. Chúng ngủ nhiều lần trong ngày.

 * đk sống

- mát, rộng rãi, thoáng, đủ cỏ, đủ nc uống khi dê cần

* đặc điểm sinh học: 

Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng thuộc họ Bovidae. Chúng là loài gia súc, có sau chó và có lẽ cùng thời với cừu, được nuôi để lấy thịt dê, sữa dê và da dê. Đây là giống gia súc có khả năng sinh sản cao, cho nhiều thịt, mắn đẻ, và là một đối tượng của việc chăn nuôi gia súc lấy sữa. Dê sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng như châu phi đến những vùng lạnh như châu âu, từ vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi.

  * cách nuôi

- cung cấp đủ cỏ+nc+chỗ ở thoáng mát rộng rãi

* gtr kt

Để lấy thực phẩm (thịt dê, sữa...)

Để lấy sữa (sữa dê không chỉ làm thực phẩm mà, các sản phẩm như sữa rửa mặt, sửa tắm,... cũng có thành phần chiết xuất từ sữa dê)

Để lấy lông (làm áo ấm, chăn...), lấy da, lấy sừng (dùng để trang trí trong nhà...),...

Để làm cảnh.

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Đặc điểm sinh trưởng của dê

Khối lượng của dê thay đổi tuỳ theo giống và tuổi. Khối lượng dê sơ sinh trong khoảng từ 1,6 – 3,5 kg ; 3 tháng tuổi đạt 6 – 1 2 kg ; 6 tháng tuổi đạt 15 – 2 1 kg ; 12 tháng tuổi đạt 22 – 30 kg ; 18 tháng tuổi đạt 30 – 40 kg. Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê đạt khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là lớn nhất 90 – 120 g/con/ngày, rồi tiếp theo là giai đoạn 3 – 6 và 6 – 12 tháng 70 – 110 g/con/ngày, giai đoạn 18 – 24 tháng cường độ sinh trưởng của dê giảm xuống 20 – 30 g/con/ngày, đến giai đoạn 24 – 30 và 30 – 36 tháng tuổi lúc này khả năng sinh trưởng thấp hẳn, rồi sau đó giảm dần và đến tuổi trưởng thành khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa.

Khối lượng của một số giống dê ở các lứa tuổi (kg)

Đặc điểm sinh sản của dê

– Cấu tạo cơ quan sinh dục của dê cái:

Cấu tạo cơ quan sinh dục của dê cái  1.Buồng trứng 5, 10. Lỗ tiểu 9.Hậu môn 14. Núm nhau 2.Ống dẫn trứng 6. Cổ tử cung 11. Bàng quang 15. Ngã 3 tử cung 3. Sừng tử cung 7. Âm đạo 12. Bầu vú 16. Niệu đạo 4.Thân tử cung 8.Âm hộ 13. Núm vú 17. Âm vật 18. Màng treo tử cung

– Dê là loài có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với trâu, bò. Bình thường tuổi động dục lần đầu là 6 – 8 tháng tuổi, tuổi phối giống lần đầu là 8 – 10 tháng tuổi và tuổi đẻ lứa đầu là 360 – 420 ngày. Tuy nhiên các giống dê khác nhau, thì tuổi đẻ lứa đầu là khác nhau.

Một số đặc điểm sinh sản của các giống dê nuôi ở Việt Nam

Một số đặc điểm khác của dêTập tính ăn uống

Dê là loài động vật thích ăn lá cây, hoa và các cây lùm bụi, họ đậu than gỗ hạt dài. Dê hoạt động nhanh nhẹ, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây và bứt lá búp của cây và chuyển sang cây khác. Mỗi ngày dê

chạy nhảy khoảng 10 – 15 km. Dê có thể đứng bằng 2 chân để bứt lá bút cây ở độ cao 0,2 – 1,2 m, thậm chí dê có thể treo lên cả cây để bứt phần lá non ăn. Thức ăn ở dưới đất dê khó ăn, chúng thường phải quỳ 2 chân trước xuống để ăn. Dê thường chọn loại thức ăn nào mà chúng ưa thích nhất, thức ăn rơi vãi dễ thường bỏ không ăn lại. Dê có khả năng ăn được lượng thức ăn bằng 2,5 – 4% khối lượng cơ thể (tính theo vật chất khô thu nhận).


Tính tình của dê

Dê là loài vật có tính khí thất thường, hiếu động, ương bướng và cũng rất khôn ngoan. Dê rất phàm ăn, nhưng luôn tìm thức ăn mới. Chúng nếm mỗi thứ một chút nhưng rồi cuối cùng chẳng ưng ý một món nào cả. Dê leo trèo rất giỏi và ưa mạo hiểm, điều này thấy rõ ngay cả ở dê con. Chúng có thể leo lên những vách núi, những mỏm đá cạnh vực sâu cheo leo, hiểm trở. Với sự nhanh nhẹn, khéo léo, chúng có thể di chuyển dê dàng trên những mỏm đá cheo leo.

Dê thường chọi nhau rất hăng, không riêng gì dê đực mà ngay cả dê cái và dê con cũng vậy. Chúng dùng sừng húc vào mặt, đầu, bụng đối thủ. Những con không có sừng thì húc bằng cả đầu. Những cuộc chiến này có thể kéo dài khoảng 30 phút. Các lý do húc nhau có thể là tính hung hăng hay gây sự, do đùa nhau, do cử chỉ của một số con trong đàn mà chúng cho là khiêu khích hoặc đôi khi do buồn sừng mà chúng tự húc vào bụi cây hoặc mô đât. Khi gặp nguy hiểm chúng tỏ ra rất hăng, liều mạng, nhưng lại tỏ ra rất nhát dễ hoảng sợ trước một vật lạ. Nhiều người cho rằng dê là loài ương bướng. Tuy nhiên dê rất mến người chăm sóc chúng. Chúng có khả năng nhớ được nơi ở của mình và tên riêng do người nuôi đặt cho. Dê có thể nhận được chủ của chúng từ xa và kêu ầm lên để đón chào. Khi phạm lỗi bị phạt đòn thì không kêu, nhưng nếu bị đánh oan thì kêu be be ầm ĩ để phản đối.

Tập tính theo đàn của dê

Dê thường sống tập trung thành từng đàn. Mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất định. Những con dê mới nhập đàn phải thử sức để xác định vị trí trong xã hội của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong đàn dê. Con ở vị trí xã hội thấp phải phục từng và trong sinh hoạt phải nhường con ở vị trí xã hội cao. Trong đàn thường có con đầu đàn dẫn đầu trên bãi chăn, các con khác trong đàn di chuyển theo con đầu đàn, ở trong đàn dê rất yên tâm. Khi bị tách ra khỏi đàn chúng tỏ ra rất sợ hãi. Chúng thích ngủ, nghỉ trên những mô đất hoặc tảng đá phẳng, cao và ngủ nhiều lần trong ngày, trong khi ngủ dê vẫn nhai lại. Dê có thính và khứu giác rất phát triển nên chúng rất  nhạy cảm với mọi tiếng động dù nhỏ, khi phát hiện là chúng lao xao kêu khe khẽ như thong báo cho nhau biết. Dê còn có khả năng chịu đựng tốt khi mắc bệnh và hay dấu bệnh, những con ốm vẫn thường cố gắng đi theo đàn đến khi kiệt sức gục ngã mới chịu rời đàn. Vì vậy nuôi dê phải quan tâm tỉ mỉ mới có thể phát hiện được những con bị bệnh để điều trị kịp thời

Một số chỉ tiêu sinh lý của dê