Tiết 17. CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN ĐỐT - Chỉ ra được một số đặc điểm của các đại diện giun đốt phù hợp với lối sống. - Nêu được vai trò của giun đốt. Tiết 18: ÔN TẬP GIỮA KÌ - Củng cố kiến thức về đặc điểm cấu tạo, lối sống, dinh dưỡng, sinh sản của một số động vật ngành: ĐVNS, ruột khoang và các ngành giun.. - Trình bày được vai trò các ngành trên trong tự nhiên và đời sống con người. - Nêu các biện pháp phòng chống giun sán ký sinh ở người ? - So sánh thủy tức và sứa - Đưa ra biện pháp phòng chống chất độc khi tiếp xúc với 1 số động vật ngành ruột khoang

2 câu trả lời

Đáp án+Giải thích các bước giải:

- Chỉ ra được một số đặc điểm của các đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.

+Ngành giun đốt gồm nhiều loại như: gun đất, đỉa, vắt, rươi, giun đỏ, …

+Môi trường sống đa dạng: đất ẩm, nước, lá cây.

+Lối sống: tự do, định cư, kí sinh ngoài hay chui rúc.

- Nêu được vai trò của giun đốt.

Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm 

- Củng cố kiến thức về đặc điểm cấu tạo, lối sống, dinh dưỡng, sinh sản của một số động vật ngành: ĐVNS, ruột khoang và các ngành giun..

-Các biện pháp phòng tránh giun sán

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất.

-Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh.

-Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

1

Giun đất

Đất ẩm

Tự do, chui rúc

2

Đỉa

Nước ngọt

Kí sinh ngoài

3

Rươi

Nước lợ

Tự do

4

Giun đỏ

Nước ngọt (cống rãnh)

Định cư

5

Vắt

Đất, lá cây

Kí sinh ngoài

6

Sa sùng

Nước mặn

Tự do, chui rúc

7

Bông thùa

Đáy cát bùn

Tự do

Một số loài giun đốt thường sống ở những khu vực nhiều ẩm như trong tâm đất. Loài sinh vật này được nghe biết với tác dụng cày xới giúp đất trở nên tươi xốp và nhiều dinh dưỡng hơn. ... Không chỉ vậy, giun đốt còn là một nguồn thức ăn quan trọng và tẩm bổ với những loài gia cầm như gà, chim…

tiết 18

các biện pháp phòng tránh giun sán

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

           mình chỉ tra lời được từng đo thôi nếu bạn thây hay thì cho 1 ctlhn nhé