“Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .” (Ngữ văn 7, tập 1, tr. 140, NXBGD năm 2004) a. Cho biết tên văn bản chứa đoạn trích trên? Tên tác giả? b. Hãy chỉ ra từ ngữ tham gia phép điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ. Cho biết thế nào là phép điệp ngữ? Kể tên các dạng điệp ngữ mà em đã học? giúp mik nha
2 câu trả lời
a.
- Tên văn bản: Cảnh khuya.
- Tác giả: Hồ Chí Minh.
b.
- Phép điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ "lồng" - điệp ngữ nối tiếp.
→ Tác dụng: Từ "lồng" được nhắc lại hai lần đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Tạo nên sự hòa hợp, nên thơ của cảnh rừng Việt Bắc.
+ Điệp ngữ "chưa ngủ" - điệp ngữ cách quãng.
→ Tác dụng: Nhấn mạnh cảm xúc của Bác trong đêm trăng. Bác không ngủ không chỉ vì say mê trước cảnh núi rừng mà còn nói lên sự lo lắng của Bác đối với đất nước, đối với cách mạng. Những điều đó đã đủ cho ta thấy Bác là người có lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng vì quê hương, Tổ quốc.
- Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Các dạng điệp ngữ đã học:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
#phongnha5i
a)
tên văn bản:cảnh khuya
tác giả: Hồ Chí Minh
B)
- Phép điệp ngữ đc sử dụng trong bài thơ cảnh khuya:
+ Điệp ngữ "lồng" - điệp ngữ nối tiếp.
→ Tác dụng: Từ "lồng" được nhắc lại hai lần đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Tạo nên sự hòa hợp, nên thơ của cảnh rừng Việt Bắc.
+ Điệp ngữ "chưa ngủ" - điệp ngữ cách quãng.
→ Tác dụng: Nhấn mạnh cảm xúc của Bác trong đêm trăng. Bác không ngủ không chỉ vì say mê trước cảnh núi rừng mà còn nói lên sự lo lắng của Bác đối với đất nước, đối với cách mạng. Những điều đó đã đủ cho ta thấy Bác là người có lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng vì quê hương, Tổ quốc.
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).